Tuesday, April 16, 2024

Sơ lược lịch sử đầy chính trị của Phở
Một hôm lang thang Spiderum thì mình đọc được một bài khá thú vị về phở, được trích từ cuốn “The Pho Cookbook” của tác giả Andrea Nguyễn, xuất bản năm 2017 bởi Ten Speed ​​Press.
Phải nói bài viết này khiến mình ồ à rất nhiều vì không ngờ bát phở mình thường ăn lại có một lịch sử hào hùng (và thi thoảng bi tráng) đến thế. Nên mình rất muốn dịch lại, phần để hiểu sâu hơn (và research quá trời để dịch được sát luôn), phần để lưu lại cho mình và cho ai đó cũng quan tâm. Link bài mình đọc mình sẽ để ở đây, cảm ơn bác Smiley Mia vì đã đăng tải :D

Một bát phở bò đặc trưng với chanh và quẩy

Phở đã trở nên gần gũi với Văn hóa Việt Nam tới mức người ta đã dùng nó như một ẩn dụ trong các mối quan hệ tình cảm. Chúng tôi thường nói vui rằng cơm chính là người vợ đảm đang mà bạn có thể dựa vào. Còn phở, thì là cô nhân tình đầy ve vãn mà bạn cứ thích lẻn đi thăm thú.
Có lần, tôi đã hỏi bố mẹ nghĩ sao về phép so sánh này. Bố tôi mới lắc lắc cái hông để minh họa cho cô nhân tình tên “Phở”. Còn mẹ tôi thì phì cười và hùa vào châm biếm: “Phở thì thú vị thật đấy, nhưng đó không phải “người phụ nữ” con muốn thăm mỗi ngày đâu. Con sẽ chán ngấy ngay. Ăn món gì thì cũng phải điều độ”.
Món phở đã quyến rũ tôi lần đầu tiên vào năm 1974. Khi ấy, tôi lên 5, ngồi chễm chệ trên băng ghế gỗ ở quán phở yêu thích của bố mẹ, sử dụng đũa và thìa một cách điêu luyện và tâm huyết. Các bác chủ quán đã ngạc nhiên vô cùng; còn bố mẹ tôi thì cười rạng rỡ đầy tự hào về tôi.
Vị nước dùng thơm lừng, những miếng bò ngọt thịt và những sợi phở mềm dai làm tôi say đắm mà ăn sạch sành sanh. Tôi đã được xoa dịu, được no căng bụng ấm, giống như muôn người ngoài kia khi họ ăn món ăn tiêu biểu của dân tộc Việt Nam này. Nhưng khi gia đình chúng tôi di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1975, chẳng có quán phở nào lân cận để chúng tôi lui tới ở khu San Clemente, California, nơi gia đình tôi tái định cư. Vậy nên món phở của tôi đã được chuyển sang thưởng thức tại nhà, một tay nhà làm, cho những bữa sáng muộn vào Chủ nhật.
Phở từ đó trở thành một món ăn cực kỳ đặc biệt được gia đình chúng tôi yêu mến. Mẹ tôi thường bắt đầu nấu phở bò hoặc phở gà vào thứ Bảy. Rồi sáng hôm sau, bà sẽ sắp tụi nhỏ bọn tôi thành hàng lối chờ thưởng thức phở. Món phở nhà làm của chúng tôi được ăn kèm với ớt tươi xắt lát và vài nhánh bạc hà. Sự giản dị của món phở ấy đã phản ánh quãng đời lớn lên trong lòng miền Bắc Việt Nam của cha mẹ tôi, nơi cái thuần khiết và mộc mạc chiếm ưu thế. Dù rằng họ đã từng sống ở một Sài Gòn đầy phóng khoáng trong vài chục năm, nhưng họ không tài nào cho phép món phở của mình được tô điểm, ăn kèm với giá đỗ, húng quế hay vắt chanh. Và hẳn là không được có tương ớt Sriracha xuất hiện trong bát phở rồi, vì đó là thứ mẹ tôi coi là trái-Việt-Nam.

Một tô phở ở Los Angeles

Khi còn là một cô sinh viên theo học tại Los Angeles, tôi đã ghé những nhà hàng chuyên về phở để rồi được thử những tô phở khổng lồ, nằm trên những chiếc đĩa được trang trí cầu kỳ nhằm làm tăng tính độc đáo cho thực khách khi thưởng thức. Sau một vài phút bối rối, tôi bắt đầu học cách thả mình vào văn hóa ẩm thực ấy, kể cả khi có nhìn thấy ai đấy rưới sốt tương hoisin hay tương ớt sriracha vào trong phở của họ. Nhưng cũng từ đó mà tôi bắt đầu luyện tập nấu phở theo cách của riêng mình, viết lại loạt công thức cho cuốn sách nấu ăn đầu tiên của tôi, cuốn “Vào trong bếp Việt” (Into the Vietnamese Kitchen (2006)), nghiên cứu và viết bài về phở của Việt Nam, nhận lời phỏng vấn với cánh phóng viên và blogger, và dạy cả những lớp học nấu phở cho vô kể đầu bếp.
Tôi cứ nghĩ là tôi biết rõ phở như lòng bàn tay, chỉ cho tới khi bạn bè tôi, những người hâm mộ đến từ Facebook của tôi, và sau đó là cả nhà xuất bản ruột của tôi đề xuất rằng tôi nên viết một cuốn sách nấu ăn chuyên về phở. Mới đầu tôi đã nghĩ kiểu “Thật đấy à?! Có gì để mà viết đây ngoài bát phở thân thuộc?” Thế mà hóa ra lại có cả tá thứ để nói. Chẳng mất quá nhiều thời gian để tôi ngộ ra thế giới của phở vô cùng phong phú, với tầng tầng lớp lớp tinh hoa ẩm thực đan cùng văn hóa.

Nguyên gốc của phở

Việt Nam có lịch sử với bề dày hơn 3500 năm, nhưng phở lại là một món ăn tương đối mới mẻ. Phở được ra đời vào khoảng đầu thế kỷ XX, ở trong lòng và loanh quanh mảnh đất Hà Nội - thủ đô của Việt Nam, nơi nằm ở phía Bắc của đất nước.
Khoảnh khắc kỳ diệu khai sinh ra lịch sử của Phở rơi vào trước năm 1910, với bằng chứng là một số bức tranh khắc gỗ về những người bán phở rong được đăng trong cuốn sách tranh khắc Technique du Peuple Annamite (Kỹ thuật của người An Nam) (1908-1910) của Henri J. Oger. Với tư cách là một nhà quản lý thuộc địa ở Hà Nội, ông đã ủy quyền cho các nghệ nhân và thợ chạm khắc gỗ, tài liệu hóa qua việc khắc họa lại về nếp sống ở thị thành và vùng nông thôn xung quanh. Nỗ lực dày công của họ đã ghi lại được hơn 4000 viễn cảnh, hai trong số đó là tranh mô tả về cảnh những người bán phở rong

Hình vẽ người bán Phở trong cuốn “Technique du Peuple Annamite” của Henri Oger

Nhưng khởi nguồn của món Phở ra sao? Một số người nói rằng, rất lâu trước khi phở trở nên phổ biến khắp phố phường Hà Nội, thì nó đã được ra đời ở Nam Định, một tỉnh mạnh về nông nghiệp nằm cách Hà Nội khoảng 55 dặm về phía Đông Nam. Vùng đất này đã sản sinh ra tầng tầng lớp lớp thế hệ các bậc thầy về phở, rất nhiều người trong số đó đã chuyển đến thủ đô Hà Nội bấy giờ để mở nên những quán phở tên tuổi. Ngoài ra còn có một vài giả thuyết khác về gốc gác của phở, nhưng có một điều chắc chắn rằng dù phở có được sinh ra ở đâu, thì phở vẫn là kết quả vô tình của những va chạm trong đời sống người Việt.

Hình vẽ người bán Phở trong cuốn “Technique du Peuple Annamite” của Henri Oger

Lời giải thích hợp tình hợp lý bậc nhất về nguồn gốc của phở đã được ghi lại trong tác phẩm “Trăm năm phở Việt”, một tập luận văn mang tính lịch sử của nhà nghiên cứu khoa học Trịnh Quang Dũng. Theo đó, ở khu vực Hà Nội khoảng đầu những năm 1900, người Việt, người Pháp và người Hoa từ các tỉnh lân cận vùng Quảng Đông và Vân Nam đã giao lưu sôi nổi. Vào lúc ấy, người Pháp, cũng là Đế quốc đô hộ Việt Nam từ khoảng những năm 1880 đến năm 1954, đã không ngừng giết mổ bò, giống loài vốn được người Việt nuôi lấy sức kéo, để thỏa mãn nhu cầu thưởng thức bít tết của mình. Họ ăn phần thịt chính, chỉ để lại những mẩu xương và mảnh thịt vụn còn sót cho mấy người bán thịt lành nghề tận dụng và bán nốt.
Người dân địa phương thời này thì vẫn chưa có thú vui ăn thịt bò, thế nên những tay bán thịt phải tìm cách khuyến mãi bằng mức giảm giá đặc biệt. Đây chính là cơ hội vàng mà những gánh hàng rong đã nhìn thấy để tạo ra bước tiến đầy mới mẻ.
Vào thời điểm đó, món “xáo trâu” là một món vô cùng phổ biến. Nó chỉ đơn giản bao gồm những lát thịt trâu nấu trong nước dùng và một loại sợi bánh chế biến từ bột gạo truyền thống như bún hoặc bánh đa. Những gánh hàng rong mới bắt đầu thế chỗ xáo trâu bằng thịt bò, và đổi sợi bún tròn lấy sợi phở dẹt.
Món phở mới mẻ này đã thành xu hướng của những tay bán hàng ăn gốc người Hoa, những người sẽ lang thang khắp phố phường để chèo kéo khách hàng. Bởi thế nên rất nhiều khách hàng trung thành đầu tiên của món phở là những lao động người Hoa có sinh kế gắn liền với các tàu buôn của Pháp và Trung Quốc, thường neo đậu bên rìa Sông Hồng, vốn là những con tàu từ tỉnh Vân Nam tạt qua Hà Nội để tiến tới Vịnh Bắc Bộ. Nhờ vậy mà một nhóm người đa dạng đã được kết nối lên từ đây.

Ngưu nhục phấn
 
Các tàu buôn của Pháp và Trung Quốc kể trên đã thuê rất nhiều người gốc Vân Nam, và có thể chính họ đã tạm gọi tên “món ăn qua cầu” mới này là “ngưu nhục phấn”, bởi những nét tương đồng của nó với món “ngưu nhục phấn” của họ (Cả hai món đều gồm có sợi bánh từ gạo, nước dùng nóng hổi, thịt thà, và rau). Món ăn này đã thu hút sự chú ý của những lao động người Hoa, và không lâu sau đó là cả của những nhân công người Việt được thuê bởi Bạch Thái Bưởi, nhà tư sản huyền thoại của Việt Nam (Bạch Thái Bưởi vốn luôn ủng hộ quan điểm tạo công ăn việc làm cho người gốc Việt là một lợi thế cạnh tranh lớn trước các đối thủ người Hoa và Pháp của ông).
 
Bát phở Vân Cù có bí quyết làm bánh phở thơm ngon độc đáo.

Theo nhà sử học Erica Peters, sự phổ biến của món ăn được lan rộng cùng với số lượng quán hàng rong tăng lên, để đáp ứng quá trình đô thị hóa thuộc địa của Hà Nội. Những quán phở đầu tiên được mở trong lòng khu phố cổ nhộn nhịp (cũng là trung tâm thương mại chính của Hà Nội). Còn các quán phở kiểu Nam Định thì xuất hiện vào khoảng năm 1925, khi một đầu bếp lành nghề đến từ Vân Cù mở một tiệm ăn ở mặt đường Hà Nội. Không lâu sau đó, phở có thể được tìm thấy ở bất cứ đâu của thành phố.
Vậy cái tên “ngưu nhục phấn” đã biến đổi sang “phở” như thế nào? Có khả năng là khi món ăn này trở nên phổ biến, thị trường hàng rong cũng trở nên cạnh tranh hơn, và những người bán rong đã biến đổi câu rao của mình để trở nên đặc biệt hơn và thu hút khách hàng hơn. “Ngưu nhục phấn đây” đã được rút gọn thành “Ngưu phấn a”, rồi “phấn a” hoặc “phởn ơ”, và cuối cùng cũng quy về một từ, “phở”. Trong một cuốn từ điển tiếng Việt được xuất bản vào khoảng năm 1930, từ “phở” ban đầu được định nghĩa là món ăn của sợi bún dẹt và thịt bò, còn cái tên được bắt nguồn từ từ “phấn”, một từ tiếng Quảng Đông chỉ sợi bún dẹt. Có ý kiến cho rằng “phở” ra đời vì khi “phấn” bị phát âm sai hay nghe nhầm, nó sẽ bị liên tưởng thành “phân”.

Kỹ thuật nướng gừng và hành

Thuật ngữ “phở” không bắt nguồn từ tiếng Pháp, mặc dù có một số tuyên bố rằng cách phát âm của “phở” là cách đọc trại đi từ “feu” (có nghĩa là “lửa” trong tiếng Pháp, như trong “pot au feu” [ND: “nồi đặt trên lửa”, tên món bò hầm kiểu Pháp]). Mối liên hệ Pháp-Việt hợp lý hơn ở đây phải là kỹ thuật nướng gừng, hành tây và hẹ tây trên bếp lửa để làm nước dùng phở.
Một lưu ý cuối cùng về mặt thuật ngữ: từ “phở” không chỉ ám chỉ một món đồ nước, mà bản thân nó cũng là cách gọi tắt cho loại bún dẹt dùng trong món ăn này, “bánh phở”. Ý nghĩa ẩm thực kép của từ này đang kể câu chuyện của nó. Rằng phở không chỉ là về phần nước dùng, mà còn là về sợi bánh và muôn vàn biểu hiện vẻ vang của nó.

Phở phản kháng và chính trị

Ngoại bang chiếm đóng, cuộc chiến tranh Pháp - Đông Dương, chiến tranh Việt Nam, thống nhất và tái thiết: Đó là một thế kỷ 20 đầy hỗn loạn đối với Việt Nam.
Trong những năm 1930, nhiều nhà văn, nhà thơ ở Hà Nội đã dùng ngòi bút để chống lại sự chiếm đóng của thực dân Pháp. Năm 1934, một trong những nhà thơ nổi bật của đất nước, Tú Mỡ, đã viết nên tác phẩm có tên “Phở đức tụng” (“An Ode to Pho”). Là cây bút với phong cách châm biếm chủ nghĩa dân tộc, Tú Mỡ muốn truyền tải niềm tự hào của người Việt Nam và khát vọng công lý cũng như quyền tự quyết của người dân. Sau khi ca ngợi vị ngon độc đáo của phở, từ cách nó khơi dậy các giác quan thế nào và cách nước hầm xương của món phở đã dung dưỡng con người từ mọi tầng lớp giàu nghèo cũng như các nghệ sĩ, ca sĩ và cả gái đĩ ra sao, ông kết lại bằng những dòng thơ dưới đây, tôi xin được cắt nghĩa sơ qua:
ND: Xin được đính đoạn thơ gốc của cụ Tú Mỡ trước

“Chớ chê phở là đồ ăn hèn mọn,

Dẫu sao thành Ba-Lê còn phải đón phở sang.

Cùng các cao lương vạn quốc phô trương,

Ngon lại rẻ, thường hay quán giải.

Sống trên đời, phở không ăn cũng dại,

Lúc buông tay ắt phải cúng kem.
ND: Còn đây là phần cắt nghĩa của tác giả

Ai ơi, nếm thử kẻo thèm.”

“Đừng hạ thấp món phở bằng cách gán nó là một món ăn tầm thường,

Ngay cả thành Paris cũng phải nghinh đón phở.

So với những cao lương mỹ vị khắp thế giới,

Nó ngon nhưng lại rẻ, và thường được tôn ở hàng bậc nhất.

Sống trên đời này mà không ăn phở là ngu ngốc,

Khi chết thì nên thêm phở vào cúng lễ lên bàn thờ.

Giờ hãy nếm thử phở đi, không thì thòm thèm mãi.”
Khi thời kỳ thuộc địa của Pháp kết thúc vào năm 1954 và Hiệp định Giơ-ne-vơ chia cắt đất nước thành hai miền Bắc và Nam Việt Nam, khoảng một triệu người miền Bắc đã di cư vào trong Nam, báo hiệu sự đổ bộ của món phở kiểu Hà Nội vào Sài Gòn (nay là Thành phố Hồ Chí Minh) đang tới. Người Sài Gòn đã quen với phở từ những năm 1950, nhưng những con dân gốc Bắc đầy kiêu hãnh như mẹ tôi lại nói rằng phở không được phổ biến ở đó cho đến khi người miền Bắc xuất hiện. Hệ thống nhà hàng mang tên “Phở 54” [ND: Thương hiệu phở của người Việt tị nạn tại Mỹ, với 54 là viết tắt của 1954 thời điểm người Bắc di cư vào Nam] chính là cú gật đầu đồng ý cho dấu ấn quan trọng đó trong lịch sử và ẩm thực Việt Nam.

Chuỗi Phở 54 ở hải ngoại

Với sự trù phú của nông nghiệp cũng như sự tự do tự tại của miền Nam, nước dùng của phở bấy giờ đã có cả vị ngọt do một số đầu bếp đã thêm một chút đường phèn Trung Quốc vào trong đó. Người miền Nam cũng thích rất nhiều món ăn kèm như: giá đỗ, húng quế Thái, tương ớt và tương đậu lên men giống với tương đen hoisin. Người miền Bắc thì kinh hãi với điều ấy. Những cải tiến này đã xúc phạm món phở cân bằng, tinh tế của họ. Cho đến ngày nay, cuộc chiến vùng miền của phở giữa Hà Nội và Sài Gòn (miền Bắc với miền Nam) vẫn tiếp tục gay gắt.
Cùng lúc đó, cuối những năm 1950 là thời điểm tàn khốc đối với phở ở Hà Nội. Đây là thời gian Đảng Cộng sản quốc hữu hóa nhiều doanh nghiệp vì mục đích cải cách xã hội. Liên Xô đã gửi viện trợ kinh tế cho Hà Nội, trong đó có rất nhiều khoai tây và bột mì. Nhà văn Xuân Phượng, cũng là một người kiên trung với Đảng, đã kể lại món phở thời đó trong cuốn hồi ký hấp dẫn của bà, “Áo Dài: Cuộc chiến của tôi, Đất nước tôi, Việt Nam tôi” xuất bản năm 2004 :
“Phía bên cung ứng thậm chí còn cấm các hàng quán nấu những tô phở thật với cái cớ là lãng phí thóc gạo”
Cái món được được bày ra để thay thế phở được làm từ sợi bánh đã thiu, một chút thịt dai, và nước dùng nhạt nhẽo. Mặc dù vậy, thực khách vẫn cần phải xếp hàng chờ nếu như muốn thưởng thức một tô. Thông thường, người đàn bà đứng bán quán sẽ cứ vậy trút cả muôi nước dùng vào vào bát của khách và làm bắn ướt nhẹp quần áo của khách hàng.
Để tránh bị người ta lấy trộm thìa, thậm chí có mấy chủ quán còn nảy ra ý tưởng đục một lỗ ở giữa thìa: vì thế nên nước dùng sẽ phải được húp thật nhanh, nếu không, nước sẽ chảy hết ra qua cái lỗ đó trước khi được đưa vào miệng. Đũa điếc thì chả bao giờ được rửa và bàn ghế cũng không bao giờ được lau. Từ đó trở đi, mỗi khi muốn mô tả một thứ gì đó bẩn thỉu, người ta sẽ nói, “Thật kinh tởm, y như phở của nhà nước vậy,” mặc dù thành thật mà nói, chúng tôi thấy việc mình có khả năng để mua 1 tô phở “kinh tởm” như vậy đã có thể coi là may mắn rồi. Còn những gánh phở rong thấp cổ bé họng, họ không được quyền bán phở nữa, mà thay vào đó, họ phải bán một loại “phở” hèn mọn với sợi bánh được làm từ bột khoai tây. May mắn thay, người dân Hà Nội quá nhiệt thành trong chuyện buôn bán nên không thể nhẫn nhục trước chuyện ấy quá lâu.
Dần dà, các điều luật trên đã bị phớt lờ. Để đánh lừa cán bộ kiểm soát, các gánh phở rong đã bày ra một chiếc rổ nhỏ với toàn bánh phở teo tóp chào hàng. Nhưng ở bên dưới, món phở xịn đang nằm chờ đợi. Nó ngon gần bằng hồi trước, và hầu như không đắt hơn cái món thay thế là bao. Chúng tôi đều gửi cho nhau danh sách các địa chỉ ăn phở bí mật của mình. “Cho tôi một bát phở với sợi bánh khoai tây”, chúng tôi thường sẽ nói to, đề phòng trường hợp có cán bộ nào ở quanh. Người bán hàng sẽ hiểu ngay. Nhưng sau đó phở xịn phải được nhanh chóng giấu xuống dưới để những người bán hàng rong tội nghiệp đó khỏi bị tịch thu nguyên liệu, cũng như là phải nộp phạt một khoản.
Trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam, một loại “phở” khác đã hoạt động ngầm ở giữa Sài Gòn. Bắt đầu từ khoảng năm 1965, một đơn vị biệt động quân Việt Cộng đã hoạt động bên trong cái vỏ của quán Phở Bình (“phở hòa bình”). Quán phở với 7 chiếc bàn này chính là đầu não Cộng sản nơi phát lệnh trong cuộc Tổng tiến công Tết Mậu Thân 1968. Theo một bài báo của Los Angeles Times năm 2010, Phở Bình là trung tâm tổ chức và vận chuyển vũ khí từ lực lượng an ninh miền Bắc đến các hầm trú ẩn ở Sài Gòn.
 
Di tích lịch sử cấp quốc gia Phở Bình

Ở Hà Nội, sự khan hiếm của thời buổi chiến tranh buộc các quán phở quốc doanh phải nấu phở mà không có thịt. Năm 1962, sau khi Mỹ bắt đầu gửi máy bay trinh sát không người lái đi để chụp ảnh miền Bắc Việt Nam, người dân địa phương đã chế nhạo món phở tuềnh toàng của họ là phở không người lái. Một bát phở chỉ thực sự được gọi là phở khi có thịt (bạn gọi phở theo phân loại ăn với thịt bò hay ăn với thịt gà), và món phở không có thịt nghe có vẻ rất kỳ quặc, nếu không muốn nói là vô lý, giống như một chiếc máy bay không người lái vậy.
Phở thời chiến ở Hà Nội được ăn kèm với cơm nguội, bánh mì và quẩy thay cho bánh phở. Anh họ tôi, Đỗ Lê Huy [ND: Gốc là “Huy Le Do”], là một người Hà Nội gốc hiện đang ở độ tuổi cuối năm mươi, còn nhớ như in cách mà những quán phở quốc doanh bán ra món “phở” dở ẹc ấy, trong khi những gánh phở rong ngoài đường lại ngon hơn nhiều, mặc dù số tiền phải trả rất đẫm. Anh tôi nhấn mạnh quẩy vốn là món được mấy tay bán rong người Trung Quốc đầu tư, bởi họ đã nhìn ra cơ hội để thêm chút thi vị vào trong cái trải nghiệm phở tẻ nhạt kia.
Huy và bạn của anh ấy, nhà thơ Giang Văn, đã sống qua thời kỳ khó khăn đó cũng như những năm tháng khom mình sau khi Chiến tranh Việt Nam kết thúc vào năm 1975. Đất nước được thống nhất, nhưng nền kinh tế thì nhiễu nhương vô cùng. Thức ăn được chia theo khẩu phần và mọi người phải xếp hàng để mua hầu hết mọi thứ, kể cả phở. Trong lúc uống trà tại quán cà phê thư quán của Giang Văn, hai người họ đăm chiêu thảo luận về nỗi khát khao cái chất giản dị thanh lịch của ẩm thực Hà Nội: đó là những bát phở nho nhỏ, nước dùng mằn mặn mà ngọt thanh, và thịt bò thái mỏng chín tới. “Không quẩy, không bột ngọt mì chính hay bất cứ thứ gì ăn kèm. Phong cách Hà Nội truyền thống vốn thuần khiết và tinh tế như thế đấy”, Giang Văn nói.

Phở ẩm thực và văn hóa

Phở là một hiện thân vừa truyền thống vừa đổi mới. Điều đó có nghĩa là nó có thể rất dễ chịu, nhưng cũng cực khó chịu.
Món phở ban đầu chỉ đơn thuần gồm có nước dùng, bánh phở, và thịt bò trụng chín. Sau đó, một số đầu bếp nấu phở đã bắt đầu đưa thịt bò tái vào để ăn kèm tùy ý. Vào cuối những năm 1920, người ta đã om sòm về cái được mất của của món phở dùng ngũ vị hương, dầu mè, đậu phụ và cà cuống (tinh dầu của một loại côn trùng, có mùi lê). Khoảng năm 1930, phở chiên giòn - phở chiên ăn với thịt bò và rau xào - được ra mắt và ủng hộ nhiệt liệt.

Phở chiên

Mọi chuyện trở nên ồn ào hơn vào năm 1939, khi các quán phở bắt đầu bán phở gà. Lúc này người ta thường chỉ bán phở gà vào thứ Hai và thứ Sáu, và có thể món ăn được sinh ra vì lý do nhà nước cấm bán thịt bò nhằm hạn chế việc giết mổ súc vật nuôi lấy sức kéo để làm thực phẩm. Những người theo chủ nghĩa thuần túy ban đầu chỉ trích phở gà là chả có tí nào giống phở, nhưng cuối cùng, phở gà có ưu thế của một món ăn hợp túi tiền và ngon miệng theo cách riêng của nó. Trên thực tế, một số quán phở sau đó đã quyết định chuyên bán phở gà.

Phở gà

Các phiên bản khác của phở, chẳng hạn như phở ăn cùng thịt bò hầm rượu vang đỏ (phở sốt vang) và phở chua, thực ra chưa bao giờ hoàn toàn được ưa chuộng. Quả thực, phở bò vẫn đứng nhất về độ yêu thích, phở gà thì xếp thứ hai, nhưng người Việt Nam sẽ luôn luôn tìm cách để làm món ăn đổi mới. Ở Hà Nội, các quán phở gia truyền kinh doanh qua nhiều thế hệ đúng là vẫn làm ăn rất phát đạt, nhưng giới trẻ bây giờ đã dần mê các món phở phi truyền thống hơn, chẳng hạn như phở cuốn, phở gà trộn và phở chiên giòn.
Ở Sài Gòn, nơi tọa lạc những quán phở lớn nhỏ, thực khách luôn vui vẻ húp sùn sụt những tô phở không kể sáng trưa chiều tối. Khách du lịch đổ xô đến quán Phở 2000, nơi cựu tổng thống Bill Clinton từng dùng bữa, trong khi người dân địa phương lại quen chân ghé quán Phở Lệ và Phở Hòa Pasteur. Ở nhà hàng Ru Phở Bar hiện đại và đậm chất nghệ thuật, người ta cho ra mắt món phở làm từ bún gạo lứt. Còn thực khách ghé quán Phở Hải Thiền thì lại thích mê phở bảy màu bởi ở đây người ta tạo màu sắc cho bánh phở từ nước rau củ.

Quán Phở 2000 được Tổng thống Mỹ Bill Clinton ghé ăn tháng 11.2000

Sự kiện miền Bắc và miền Nam Việt Nam thống nhất năm 1975 đã dẫn đến việc hàng loạt người tị nạn di cư, rất nhiều người trong số đó đã định cư ở Bắc Mỹ, Pháp và Úc. Cũng như gia đình tôi, họ củng cố cội nguồn văn hóa của mình thông qua món phở, họ mở và săn sóc cho những tiệm phở nhỏ ở xung quanh khu vực Little Sài Gòn, họ tự nấu tại gia và giới thiệu món phở với những người bạn thập phương mới. Các quán phở của người Việt tại đây vẫn giữ gìn hương vị nước dùng truyền thống cùng với bánh phở tươi, nhưng họ không ngại thử thêm những ý tưởng mới, chẳng hạn như phở tôm hùm đất, phở bò nấu sous vide và phở chiên.
Các siêu thị chính thống ở Mỹ ngày nay có bán đa dạng các loại phở mang đi, phở ăn liền. Không chỉ vậy, những đầu bếp không phải người Việt cũng đưa món phở vào trong menu nhà hàng, trong khi người dân Mỹ cũng thử sức mình tận tay làm phở tại nhà. Nước mắm và bánh phở ngày càng xuất hiện phổ biến trong nhiều khu chợ, cửa hàng tạp hóa địa phương, và lan truyền trên Internet, khiến cho món phở tại gia ngày càng dễ dàng thực hiện.
Trong một diễn biến khác, các tiểu thuyết gia và nghệ sĩ trên khắp thế giới cũng đang thực hiện các dự án tập trung vào phở và mang đậm chất phở. Trong tác phẩm The Beauty of Humanity Movement, câu chuyện của nhà văn Camilla Gibb thông qua cuộc đời của một người bán phở rong để làm sáng lên nghệ thuật, tình yêu và cả góc nhìn chính trị ở bối cảnh Hà Nội. Tại Úc, nhà tổ chức nghệ thuật cộng đồng Cường Lê đem đến một triển lãm đa dạng loại hình nghệ thuật có tên Tôi Yêu Phở. Trên Kickstarter, nghệ sĩ thể nghiệm Sabzi đã rap “Wassup Pham” cho chiến dịch “Phở 99”, một chiến dịch nhằm tạo ra loạt tác phẩm nghệ thuật đại chúng lấy cảm hứng từ phở. Omid Sadri đã gây quỹ cộng đồng cho một tô phở thông minh có thể xếp chồng lên nhau có tên là “Lantern”. Năm 2014, Richie Lê phát hành “The Phở Song”, bao gồm một video trên YouTube về những người Mỹ gốc Á trẻ kể câu chuyện về phở và cộng đồng người Việt hải ngoại quanh mình.


Như người ta vẫn thường nói, mối quan hệ của tôi với phở cũng bắt đầu bằng một sự tán tỉnh bông đùa - rồi đôi khi là một sự chìm đắm. Khi mới bắt đầu viết về phở, tôi không biết mình sẽ phải nói bao nhiêu. Và giờ đây, tôi không thể ngừng nói về phở.
“The Pho Cookbook” của tác giả Andrea Nguyễn

Thảo Anh ơi

Sunday, April 14, 2024

Nhật Bản - Sự Trỗi Dậy Của Con Hổ Phương Đông?
Trong bài viết “Cơn Khát Bill” Của SBV Khi nào sẽ chấm dứt? Tân đã có đề cập tới việc lãi suất đồng Yen tăng lên sau cuộc họp của Ngân hàng Nhật Bản (BoJ) trong tuần này có thể sẽ giúp giảm sức nóng của giá vàng từ đó kìm hãm đà tăng của tỷ giá. Hôm qua (19/03), BoJ đã chính thức tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007, trở thành ngân hàng trung ương cuối cùng trên thế giới chấm dứt lãi suất âm khi đất nước này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát. BoJ trở thành ngân hàng cuối cùng trên thế giới nới lỏng chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo khi quốc gia này đang phải đối mặt với hàng thập kỷ giảm phát.
Các công ty lớn nhất của Nhật Bản gần đây đã đồng ý tăng lương thêm 5.3%, một mức không thể tưởng tượng được trước khi lạm phát toàn cầu bùng phát. Vào T02/24, Nikkei 225 đã vượt qua mức đỉnh 34 năm được tạo ra vào T12/1989, trong khi ngày càng có nhiều công ty chuyển chi phí lạm phát sang người tiêu dùng và tình trạng thiếu lao động đang góp phần khiến mức lương cao hơn.
Mặc dù lãi suất dương đã quay trở lại nhưng các nhà kinh tế cho biết lãi suất có thể vẫn ở mức rất thấp trong thời gian tới và các quan chức BoJ không coi lần tăng lãi suất đầu tiên là tín hiệu cho thấy nhiều đợt tăng lãi suất khác sẽ nhanh chóng xảy ra sau đó.

Sự trỗi dậy của “tinh thần Samurai”

Mặc dù thị trường cuối cùng đã có thể vượt qua mức đỉnh của năm 1989 nhưng tâm lý ở Tokyo không còn lạc quan như trước nữa. Cảm giác hưng phấn hay thành tựu thường thấy vào năm 1989 đã không còn nữa, khi xuất khẩu ô tô và tivi của Nhật Bản tăng vọt và giá bất động sản tăng dường như không thể ngăn cản được.
Vào cuối năm 1989, không ai có thể đại diện cho sự trỗi dậy trở thành siêu cường kinh tế của Nhật Bản thời hậu chiến tốt hơn Akio Morita, người đồng sáng lập Sony, người đã khiến cả thế giới choáng váng với thương vụ mua lại Columbia Pictures với giá $3 tỷ. Cùng năm đó, một bản dịch tiếng Anh bài luận mà ông là đồng tác giả, có tựa đề “The Japan That Can Say No”, đã lan truyền tại Mỹ. Morita cảnh báo:
Các anh không bao giờ có thể cạnh tranh được với chúng tôi
Akio Morita tỏ thái độ ngạo mạn trước người Mỹ

Điều này có thể làm mất lòng người dân Mỹ nhưng nó đã chiếm được cảm tình ở Nhật Bản khi các công ty và tỷ phú của nước này dần thống trị bảng xếp hạng những người giàu có nhất thế giới. Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh Nhật Bản phải trả giá cho sự ngạo mạn của mình.
Jesper Koll, nhà kinh tế tại Warburg, cho biết thời điểm đó, các nhà hoạch định chính sách đã tăng thuế và lãi suất để kìm hãm đà tăng nóng của thị trường. “Ngày nay họ hoàn toàn ủng hộ tăng trưởng và lo lắng về nguy cơ giảm phát quay trở lại.” Năm 1989, Nhật Bản dốc toàn lực cho mục tiêu tăng trưởng. Ngày nay, trong nước thậm chí còn chẳng còn một chút lạc quan nào.

Bài luận “The Japan That Can Say No” được dịch trái phép tại Mỹ năm 1989

Khi những năm 1980s sắp kết thúc, Tokyo đang kỷ niệm một thập kỷ xuất sắc, trong đó nền kinh tế tăng trưởng trung bình 4%/năm nhờ giá cổ phiếu và bất động sản tăng vọt.
Nhưng đến mùa hè năm 1989, Kazuo Ueda, thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản khi đó đang giảng dạy tại Đại học Tokyo đã lo lắng.
Sự gia tăng gần đây của cổ phiếu Nhật Bản là một bong bóng và nó có thể vỡ bất cứ lúc nào
Kazuo Ueda cảnh báo trên tờ Nikkei vào năm 1989

Vào T05 năm đó, BoJ bắt đầu tăng lãi suất để chống lạm phát, tăng lãi suất chiết khấu từ 2.5% lên 6% vào T08/1990. Khi giá tài sản sụt giảm, các tổ chức tài chính và nhà phát triển bất động sản phải vật lộn để thoát khỏi các khoản nợ xấu và gây ra khủng hoảng ngân hàng. BoJ bắt đầu cắt giảm lãi suất và đến năm 1999, lạm phát xuống dưới 0%.
Nền kinh tế Nhật Bản bước vào thời kỳ trì trệ kéo dài trong những năm 2000, khi nền kinh tế tăng trưởng bình quân chỉ 0.7%/năm. Khi tình trạng giảm phát nhẹ tiếp tục diễn ra, mọi người không còn tin rằng giá cả và tiền lương sẽ tăng, nợ cũng tăng lên. IMF dự kiến tỷ lệ nợ công trên GDP của Nhật Bản sẽ đạt 256% vào năm 2024, so với 65% vào năm 1989.

Từ “con hổ Châu Á” đến “bóng ma của chính mình”

Trong khi thế giới đang nỗ lực kiểm soát lạm phát trong năm qua thì Nhật Bản vẫn chưa chính thức tuyên bố thoát khỏi tình trạng giảm phát và vẫn là quốc gia duy nhất có lãi suất dưới 0% tính đến trước cuộc họp hôm qua. Mối đe dọa rõ ràng nhất đối với Mỹ hiện nay là sự trỗi dậy của Trung Quốc, trong khi Nhật Bản đã nhường lại lợi thế về điện tử tiêu dùng và chip cho các đối thủ ở Hàn Quốc và Đài Loan.
Theo khảo sát của Nippon năm 2022 thì tỷ lệ thanh niên trong độ tuổi từ 17-19 tại Nhật Bản là thấp nhất (13.9%) so với các nước khác như Trung Quốc, Ấn Độ, Anh, Mỹ và Hàn Quốc.


Takeshi Niinami, giám đốc điều hành Tập đoàn đồ uống Suntory và chủ tịch Hiệp hội các nhà điều hành doanh nghiệp Nhật Bản cho biết, Nhật Bản hiện đang thu hút các nhà đầu tư toàn cầu tuy nhiên “chúng ta không nên lạc quan quá nhiều về điều đó”.
Đồng Yen rẻ và tôi sợ rằng các nhà đầu tư sẽ đột ngột bỏ đi và chúng ta chỉ còn lại một "cánh đồng trống".
Takeshi Niinami
Ngày nay, nền kinh tế đang ở một bước chuyển mình. BoJ đang chuẩn bị bắt đầu thoát khỏi chính sách tiền tệ cực kỳ nới lỏng ngay trong mùa xuân này. Nhiều công ty đang tăng giá bán và tình trạng thiếu lao động đang góp phần làm tăng mức lương.
Trong bài phát biểu vào đầu T02/24, Shinichi Uchida, phó thống đốc BoJ, bày tỏ sự lạc quan: “Chúng ta hiện đang đứng trước cơ hội thoát ra khỏi suy nghĩ và hành vi của thời kỳ giảm phát”, thứ đã gieo vào tư duy người dân Nhật trong suốt hơn 2 thập kỷ.
Tuy nhiên vẫn có rất ít sự lạc quan khi nền kinh tế đã suy thoái trong hai quý liên tiếp, với mức tiêu dùng hộ gia đình vẫn còn yếu. Koji Toda, nhà quản lý quỹ tại Resona Asset Management, cho biết: “Tôi sẽ không gọi đây là bong bóng và vẫn chưa có gì chắc chắn về việc đảo ngược tình trạng giảm phát.”

Nhật Bản – Bài học về sự kiêu ngạo

Akio Morita mất vào ngày 03/10/1999 khi nền kinh tế Nhật Bản vẫn đang chìm sâu trong khủng hoảng và phải trả giá cho thói ngạo mạn của mình. Sau cuộc khủng hoảng ngân hàng trong nước và sự phá sản của Lehman Brothers năm 2008, các tập đoàn Nhật Bản như Sony, Panasonic và Hitachi bước vào thời kỳ tái cơ cấu kéo dài.
Khi Nippon Steel công bố giá thầu mua lại US Steel trị giá $14.9 tỷ bằng tiền mặt vào T12/23, các chủ ngân hàng coi thương vụ này là dấu hiệu cho thấy sự trở lại của các công ty giàu tiền mặt của Nhật Bản trên thị trường toàn cầu.
Nhưng nếu các thương vụ M&A những năm 1980 là minh chứng cho tham vọng vươn ra thế giới của các công ty Nhật, thì các giám đốc điều hành cho biết làn sóng đổ xô ra nước ngoài ngày nay được thúc đẩy bởi nhu cầu tìm kiếm doanh thu mới bên ngoài trong khi thị trường lao động trong nước đang chứng kiến sự già hóa dân số.
Năm 1989, các công ty Nhật Bản, đặc biệt là các ngân hàng, thống trị top 10 toàn cầu về vốn hóa thị trường. Hiện nay không có công ty Nhật Bản nào lọt vào top 10.
Năm 1989, 6 trong số 10 người giàu nhất thế giới là người Nhật. Đứng đầu danh sách là Yoshiaki Tsutsumi, chủ tịch Tập đoàn Seibu, người có tài sản ước tính khoảng $15 tỷ. Giờ đây, chỉ có ba người Nhật được xếp hạng trong số 100 tỷ phú hàng đầu thế giới, trong đó Tadashi Yanai, người sáng lập Uniqlo, chủ sở hữu Fast Retailing, và gia đình ông xếp thứ 30 với tài sản ròng ước tính là $40 tỷ.
Về mặt thu nhập, các công ty Nhật Bản đã nổi lên từ thời kỳ tăng trưởng thấp với bảng cân đối kế toán lành mạnh. Theo dữ liệu của Bộ tài chính, lợi nhuận ròng do các công ty phi tài chính Nhật Bản tạo ra đã tăng hơn 4 lần lên ¥74 nghìn tỷ ($493 tỷ) từ năm tài chính 1989 đến năm tài chính 2022, trong khi số cổ tức họ trả cho các cổ đông đã tăng gấp 8 lần lên ¥32 nghìn tỷ trong cùng thời gian đó. Tuy nhiên, hàng thập kỷ giảm phát và kinh tế trì trệ cũng đã làm giảm nhu cầu đầu tư, khiến các công ty phải ngồi trên đống tiền mặt khổng lồ lên tới ¥343 nghìn tỷ.
Khoảng một nửa số công ty bluechip niêm yết trên thị trường chứng khoán Tokyo có cổ phiếu bị định giá thấp hơn giá trị sổ sách. Masakazu Tokura, chủ tịch liên đoàn công ty Keidanren hùng mạnh của Nhật Bản, cho biết tại một cuộc họp báo trong tháng này: “Sự gia tăng cổ phiếu hiện tại không phản ánh sức mạnh thực sự của các công ty Nhật Bản”.

Nhật Bản – “Chú lùn” trong thế giới đang tăng trưởng

Mục tiêu lạm phát 2% mà BoJ tin rằng hiện đã nằm trong tầm kiểm soát và cao hơn 1.4 pts so với tỷ lệ lạm phát trung bình trong 10 năm tính đến cuối năm 2021. Mức lạm phát dự kiến tăng 1.4 pts này cao hơn mức tăng 0.2 pts, do đó lãi suất thực tế đã giảm chứ không phải tăng. Hơn nữa, BoJ đã nêu rõ trong tuyên bố của mình vào ngày 19/03 rằng họ dự kiến sẽ duy trì các điều kiện tài chính “thích hợp” và sẽ tiếp tục mua một số trái phiếu.

"Chú lùn Nhật Bản" giữa thế giới đang tăng trưởng

Lãi suất thực chạm đáy phản ánh thực tế rằng dân số già của Nhật Bản, 30% trên 65 tuổi, có lượng tiền tiết kiệm dồi dào. Các ngân hàng đang tìm cách để đưa lượng tiền này vào sử dụng hiệu quả hơn, bởi vì một nền kinh tế với dân số ngày càng già hóa sẽ có nhu cầu đầu tư vốn thấp hơn. Vấn đề nhân khẩu học và việc Nhật Bản không sẵn sàng cho phép nhập cư nhiều cũng hạn chế sự phát triển của nước này. IMF dự kiến tăng trưởng GDP trung bình hàng năm chỉ 0.5% trong 4 năm tới, so với mức tăng 2% của Mỹ. Đó là một tốc độ đáng kể trong bối cảnh thiếu lao động - tốc độ tăng trưởng sản lượng trên mỗi người dân từ lâu đã ở mức ổn định.
Yếu tố cuối cùng là tình trạng nợ công kéo dài của Nhật Bản. Tỷ lệ nợ trên GDP là 255% hoặc 159% sau khi trừ đi tài sản tài chính của chính phủ; cả hai cách tính đều cao nhất so với các nước phát triển khác. Ngay cả khi lãi suất thấp, gần 9% ngân sách chính phủ vẫn được chi cho lãi vay. Nhật Bản không thể chịu đựng được việc thắt chặt tiền tệ như ở Mỹ, nơi lãi suất đã lên tới 5.25-5.5%.
Tương lai của Nhật Bản sẽ phụ thuộc vào cách thức mà đất nước này ứng phó với những thách thức hiện tại. Nếu không thể thay đổi, Nhật Bản có nguy cơ tụt hậu so với các nước phát triển khác.

Friday, April 12, 2024

 Chu Kỳ Bitcoin Halving: Sự Kiện Định Hình Tương Lai Crypto
Phát triển, suy thoái, và sau đó là sự phục hồi - chuỗi vòng lặp tự nhiên mà có vẻ như không một nền kinh tế nào có thể thoát ra được. Có thể coi đó như một lời nguyền, hoặc, từ một góc độ khác, như một món quà - một cơ hội để những thị trường tài chính mài giũa và tiến xa hơn. Đúng vậy, thậm chí cả Bitcoin, ngôi sao sáng giá nhất trong vũ trụ tiền điện tử, cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.
Trong những năm gần đây, Bitcoin cùng với thế giới tiền mã hóa đã trở thành một phần không thể thiếu của thị trường tài chính toàn cầu. Dù còn khá mới mẻ, nhưng đã nhanh chóng chứng minh được sức hút và tiềm năng vượt trội của mình, đồng thời cũng đặt ra không ít thách thức cho những ai dám bước chân vào. Bitcoin, với những đặc điểm nổi bật của mình, đã tạo ra một dấu ấn không thể lẫn vào đâu được. Điểm khiến Bitcoin trở nên đặc biệt, thậm chí còn hơn cả vàng hay bất kỳ thị trường tài chính nào khác, chính là tính chu kỳ của nó và - quan trọng nhất - là sự kiện Bitcoin Halving.
Bitcoin Halving không chỉ là một hiện tượng kỹ thuật mà còn là một sự kiện kinh tế, đánh dấu những thời điểm quan trọng trong vòng đời của Bitcoin và cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về cách mà những chu kỳ mới được hình thành. Mỗi sự kiện Halving, xảy ra khoảng mỗi bốn năm một lần, giảm số lượng Bitcoin được tạo ra với mỗi khối, làm tăng tính khan hiếm của Bitcoin và thường đi kèm với những biến động giá lớn.


Trong bài viết này chúng ta hãy cùng khám phá sâu hơn về ý nghĩa và tác động của sự kiện này đến thị trường tiền điện tử nói riêng và nền kinh tế toàn cầu nói chung. Nhưng trước hết, hãy bắt đầu bằng cách hiểu rõ về Bitcoin - đồng tiền điện tử đầu tiên và quan trọng nhất, trước khi tiếp tục khám phá lịch sử, ý nghĩa và tác động của các sự kiện Halving đã diễn ra.

1. Bitcoin là gì?

Bitcoin, ra đời vào năm 2009 bởi người (hoặc nhóm người) ẩn danh dưới tên Satoshi Nakamoto, không chỉ đánh dấu sự khởi đầu của kỷ nguyên tiền điện tử mà còn là ứng dụng đầu tiên và nổi bật nhất của công nghệ blockchain. Được thiết kế như một phương tiện giao dịch peer-to-peer, cho phép người dùng gửi và nhận giá trị mà không cần thông qua một bên trung gian tin cậy, Bitcoin đã mở ra một hướng mới cho tài chính toàn cầu.

Ngoài vai trò là một phương tiện giao dịch, Bitcoin còn được coi là một công cụ lưu trữ giá trị quan trọng. Giống như vàng, Bitcoin có một nguồn cung hạn chế - chỉ có 21 triệu Bitcoin có thể được khai thác - điều này giúp nó trở thành một khoản đầu tư hấp dẫn trong bối cảnh lạm phát và sự bất ổn của thị trường tài chính truyền thống. Sự khan hiếm này, cùng với độ tin cậy và bảo mật của công nghệ blockchain, đã giúp Bitcoin không chỉ giữ vững vị thế của mình như một đồng tiền mã hóa hàng đầu mà còn là một tài sản đầu tư có giá trị, ngay cả trong những thời kỳ biến động của thị trường.
Chính sự độc đáo này của Bitcoin - kết hợp giữa công nghệ tiên tiến và tính năng lưu trữ giá trị - đã khiến nó trở thành một biểu tượng không chỉ trong thế giới tiền mã hóa mà còn trong lĩnh vực tài chính rộng lớn hơn. Người ta còn gọi Bitcoin bằng một cái tên hoa mĩ khác, “Vàng kỹ thuật số.”
Trong khuôn khổ của bài viết, đây chỉ là một định nghĩa rất ngắn gọn về Bitcoin. Đồng crypto king này còn rất nhiều điều hay ho mà bạn có thể khám phá, và trên hết, kiến thức là hành trang tất yếu khi bắt đầu đặt chân vào thị trường tiền điện tử đầy thú vị này. Tuy nhiên, cũng có kiến thức this và kiến thức that, đã có không ít người vì nghe lời những chuyên gia tài chính trên Tiktok mà rơi vào cảnh tiền mất tật mang.
Chính vì vậy, việc học hỏi từ các nguồn uy tín trở nên thiết yếu. Trong số đó, Binance Academy là một lựa chọn hàng đầu, cung cấp một kho tàng kiến thức từ cơ bản đến nâng cao về Bitcoin và thế giới tiền mã hóa. Ở đây, chúng ta có những bài viết giải thích cặn kẽ những thuật ngữ, những mô hình hóc búa trong không gian crypto. Và nếu bạn là người mới, bạn cần một nền tảng về crypto hay bạn gặp khó khăn vấn đề liên kết những kiến thức từ bài viết đơn lẻ, Binance Academy còn có cả những khóa học miễn phí để gãi ngay vào chỗ ngứa này. Tựu chung, đây là nền tảng đáng tin cậy mà chúng ta có thể tra cứu, học hỏi để trau dồi cho bản thân mình.

Nếu xem Binance Academy là bước khởi đầu phù hợp cho những người mới tiếp cận thị trường, thì Bitcoin cũng có cho mình một dấu hiệu, để đánh dấu một “bước khởi đầu” cho một chu kỳ mới như mọi người hay kỳ vọng. Đó là Bitcoin halving.

2. Bitcoin Halving

Bitcoin Halving là một trong những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của Bitcoin và thế giới tiền mã hóa nói chung. Đây là sự kiện tự động xảy ra sau mỗi 210,000 khối được khai thác, tương đương với khoảng mỗi bốn năm một lần, khiến phần thưởng cho việc khai thác mỗi khối giảm đi một nửa. Từ 50 BTC cho mỗi khối ban đầu, số lượng này đã giảm xuống còn 25, sau đó là 12.5 và gần đây nhất là 6.25 BTC. Và chỉ còn cách [x] ngày nữa, một lần nữa, sự kiện này sẽ diễn ra, Bitcoin sẽ tiếp tục halving và phần thưởng khối bây giờ sẽ giảm về 3.125 BTC.

Ở đây, "phần thưởng khối" là một thuật ngữ quan trọng mà bất kỳ ai quan tâm đến đồng tiền mã hóa này cũng cần phải hiểu. Cụ thể, phần thưởng khối là số lượng Bitcoin mà các thợ đào nhận được khi họ thành công trong việc xác minh và thêm một khối giao dịch mới vào blockchain. Đây là nguồn làm tăng cung duy nhất của Bitcoin, hay nói cách khác, Bitcoin halving sẽ làm cho đồng tiền số này trở nên khan hiếm hơn.
Vì lẽ đó, sự kiện này được xem như một dấu mốc, ấn định cho chu kỳ tăng giá và sự phát triển tiếp theo của Bitcoin. Khi số lượng Bitcoin mới được tạo ra giảm xuống, nguyên tắc cung và cầu cho thấy rằng, nếu nhu cầu vẫn tiếp tục tăng hoặc duy trì ổn định, giá của Bitcoin sẽ tăng lên. Điều này không chỉ dựa trên suy luận lý thuyết mà cũng được chứng minh qua các chu kỳ Halving trước đây, khi mà sau mỗi sự kiện, giá Bitcoin thường sẽ trải qua một giai đoạn tăng giá đáng kể.
Không chỉ về giá, tác động của mỗi sự kiện halving lên thị trường crypto còn lớn lao hơn thế, hãy cùng mình bàn rõ hơn ở phần 3 nhé!

3. Tác động của Bitcoin halving

Nhắc đến Bitcoin halving, cái tên bị ảnh hưởng đầu tiên chắc chắn là những thợ đào.

3.1 Thợ đào



Thuật ngữ “thợ đào” hay miners nhằm chỉ những cá nhân hoặc tổ chức tham gia vào quá trình tính toán các phép toán phức tạp, với mục tiêu xác minh và ghi lại các giao dịch vào một "khối" mới trên blockchain. Quá trình này không chỉ giúp bảo vệ mạng lưới khỏi gian lận mà còn tạo điều kiện cho việc tạo ra Bitcoin mới như một phần thưởng cho công việc của họ.
Nhưng khi Bitcoin halving xảy đến, thợ đào sẽ chịu ảnh hưởng rõ rệt. Khi phần thưởng khối giảm một nửa, lợi nhuận từ việc khai thác cũng giảm theo, đặc biệt là đối với những thợ đào có chi phí vận hành đắt đỏ. Điều này khơi dậy hai làn sóng tranh cãi trong thị trường crypto.
Một bên lo sợ rằng, vì lợi nhuận bị giảm đi, thợ đào phải tìm cách tối ưu hóa chi phí, từ việc áp dụng công nghệ khai thác tiên tiến đến việc chuyển đến khu vực với chi phí điện thấp hơn. Một số thợ đào nhỏ lẻ có thể không còn khả năng cạnh tranh và buộc phải rời khỏi cuộc chơi. Xu hướng này vô tình lại tạo nên tình trạng “tái tập trung hóa” trong một thị trường mang bản sắc phi tập trung.
Bên còn lại có vẻ lạc quan hơn, họ cho rằng những miners sẽ không “chống tay” đứng nhìn phần Bitcoin bị cắt giảm kia. Các thợ đào có thể ngồi lại với nhau, cùng tạo nên những ứng dụng mới trên mạng lưới Bitcoin để thu hút người dùng, từ đó miners sẽ có thêm nguồn lợi nhuận đến từ phí giao dịch.
Chúng ta đã và đang chứng kiến làn sóng này. Một vài xu hướng như Inscription hay Bitcoin Ordinals diễn ra trong thời gian vừa qua đã thu về một lượng người dùng khổng lồ trên mạng lưới Bitcoin.


3.2 Biến động giá

Bên cạnh những tác động liên quan đến thợ đào, Bitcoin Halving còn được xem như một cột mốc quan trọng mở ra cho đồng tiền này chu kỳ tăng trưởng mới. Lịch sử đã cho thấy, sau mỗi sự kiện Halving, giá của Bitcoin không chỉ tăng lên mà thường còn vượt qua mức cao nhất mọi thời đại (ATH) trước đó.

Và điều đặc biệt trong chu kỳ này, ngay cả khi còn gần một tháng nữa mới đến Halving, Bitcoin đã phá vỡ mức ATH $69k được thiết lập vào tháng 11 năm 2021, chính thức tạo ra một ATH mới ở khoảng $73k. Đây là một sự kiện chưa từng có tiền lệ, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử phát triển của Bitcoin.
Vậy, điều gì đã tạo nên sự kiện lịch sử này? Mặc dù khó có thể giải thích một cách toàn diện, nhưng có một quan điểm đáng chú ý rằng, trong chu kỳ này, Bitcoin đã không còn được xem như một loại tài sản "bên lề" như trước đây. Sự kiện Uỷ ban Giao dịch và Chứng khoán Hoa Kỳ (SEC) phê duyệt đơn đăng ký Bitcoin ETF dạng spot đã mở ra cánh cửa kết nối dòng tiền từ thị trường tài chính truyền thống sang thị trường crypto. Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn đến cả nghìn tỷ dollar như BlackRock và Fidelity,... đã chính thức đưa Bitcoin vào tầm ngắm, thúc đẩy giá trị và sự chấp nhận rộng rãi của nó.
Trong bối cảnh đó, kỳ vọng dành cho Bitcoin chắc chắn không dừng lại ở mức $73k. Tuy nhiên, khi thị trường tiếp tục phát triển, chúng ta có thể bắt đầu nhận thấy rằng biên độ biến động của Bitcoin có thể giảm dần theo thời gian. Điều này không nhất thiết là dấu hiệu của sự ổn định hoàn toàn, nhưng nó phản ánh sự trưởng thành và sự chấp nhận ngày càng rộng rãi của Bitcoin như một loại tài sản đầu tư có giá trị, cũng như sự kỳ vọng về tương lai bền vững mà nó mang lại.


Sự tăng trưởng của Bitcoin không chỉ gói gọn trong chính bản thân nó mà còn lan tỏa một tác động tích cực đến toàn bộ thị trường crypto. Điều này là do vị thế của Bitcoin không chỉ như một tài sản tiên phong trong lĩnh vực tiền mã hóa mà còn như một "phao cứu sinh" cho các dự án và blockchain khác trong những thời kỳ biến động. Phải nhìn nhận rằng, thị trường crypto và công nghệ blockchain đã trải qua quá trình trưởng thành đáng kể, với những blockchain như Ethereum, Solana, và các dự án khác đều chứng minh được sức mạnh nội tại của mình qua những giai đoạn khó khăn.
Tuy nhiên, Bitcoin vẫn giữ vị thế "anh cả" trong thế giới tiền mã hóa. Vị thế này không chỉ phản ánh qua giá trị thị trường mà còn qua ảnh hưởng sâu rộng của Bitcoin đối với tâm lý nhà đầu tư và sự chấp nhận của thị trường. Khi Bitcoin tăng giá và nhận được sự chấp nhận rộng rãi hơn, nó không chỉ thu hút nguồn vốn mới vào thị trường mà còn khuyến khích sự tham gia của người dùng mới vào lĩnh vực crypto và web3. Điều này tạo nên một luồng động lực mới, không chỉ thúc đẩy tăng trưởng cho Bitcoin mà còn cho toàn bộ ngành công nghiệp.
Đọc đến đây, nếu bạn đang toan cầm tiền đi mua Bitcoin vì trông có vẻ nó là kèo chắc thắng, thì gượng lại đã. Mặc dù nhìn bức tranh tổng thể, Bitcoin và thị trường tiền mã hóa nói chung có vẻ như đang trên một con đường tăng trưởng không ngừng, sự thực là mọi thứ không hề đơn giản như vậy.

4. Câu Chuyện Phía Sau Sự Kiện

Tất nhiên, ai cũng biết những điều mà chúng ta vừa chia sẻ. Rằng halving làm giảm nguồn cung Bitcoin, tiếp theo đó là giai đoạn tăng giá, bla bla... Nhưng khi mọi người cùng nhìn nhận và đặt kỳ vọng theo một hướng nhất định, liệu điều đó có luôn luôn đúng? Hãy cẩn thận với những kỳ vọng của mình, vì đôi khi, câu chuyện được phổ biến trên mặt báo chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.

Đừng để sự FOMO làm mờ mắt

Liệu Bitcoin có luôn tăng giá sau mỗi lần halving như trong "những chu kỳ trước"? Mặc dù lịch sử có thể hỗ trợ cho nhận định này, nhưng khi nhìn lại, ta thấy rằng chúng ta mới chỉ trải qua ba lần halving và đang hướng tới lần thứ tư. Đưa ra kết luận rằng đây sẽ là chu kỳ giá tăng không ngừng của Bitcoin là quá vội vàng, và việc tin tưởng mù quáng vào điều này càng nguy hiểm hơn. Lần này, Bitcoin đã phá vỡ ATH $69k trước cả khi halving diễn ra, thiết lập mức giá mới ở khoảng $73k.
Không có gì là chắc chắn hoàn toàn. Đừng nên quy chụp rằng chu kỳ halving của Bitcoin chính là chu kỳ giá. Điều này đặc biệt nguy hiểm nếu bạn đang nhìn với góc độ đầu tư ngắn hạn. Dường như, lựa chọn một chiến lược đầu tư dài hạn sẽ luôn an toàn hơn.
Ngoài ra, thời điểm halving có thể sẽ làm thị trường crypto trở nên sôi động hơn. Tại đây, nhiều câu chuyện mới sẽ được kể, các sự sáng tạo mới sẽ xuất hiện. Bull market luôn đem lại cơ hội để kiếm tiền, đôi khi là đủ để khiến bạn choáng ngợp.
Nhưng, tại sao đến cuối mỗi chu kỳ, đa số mọi người lại rơi vào tình cảnh thua lỗ? Đó là bởi vì đám đông thường bị cuốn theo không khí sôi động của thị trường. Sự cảnh giác bị giảm bớt, logic bị đặt sang một bên để chạy theo những cơn sốt, mở ra cánh cửa cho những trò lừa đảo. Chưa kể, bài học từ các sự kiện như Luna và FTX, dường như đã bị lãng quên trong làn sóng tăng giá mạnh mẽ.
Vì thế, trước khi mong muốn làm giàu từ tiền mã hóa, điều quan trọng nhất là phải biết cách giữ tiền an toàn. Vậy, làm thế nào để không mất tiền? Bước đầu tiên và cơ bản nhất chính là chọn nơi lưu trữ tiền một cách an toàn.
Ví phi tập trung như Trust Wallet có thể là một lựa chọn khả thi. Với loại ví này, bạn - và chỉ mình bạn - là người nắm giữ cụm từ bí mật, không ai khác có thể truy cập vào ví của bạn. Tuy nhiên, đối với người mới, việc sử dụng ví phi tập trung có thể khá phức tạp và thậm chí gây rủi ro nếu không cẩn thận, ví dụ như gửi nhầm địa chỉ hoặc kí vào một lệnh scam.

Do đó, bắt đầu với các sàn giao dịch tập trung có vẻ như là sự lựa chọn an toàn hơn cho những người mới. Và nơi có thể an toàn hơn Binance, sàn giao dịch tiền mã hóa lớn nhất thế giới hiện nay? Sự an toàn, tính bảo mật cao và sự dễ dàng trong việc sử dụng là những yếu tố khiến Binance trở thành điểm đến tin cậy. Vị thế ấy vẫn được giữ vững sau khi bị thách thức 2 mùa đông khắc nghiệt của thị trường crypto.
Sự an toàn phải được đặt lên trên cả. Phải có một chỗ đứng vững chắc, ta mới yên tâm để nhìn về tương lai xa hơn, ở đó, viễn cảnh của Bitcoin sẽ trông như thế nào?

5. Halving và tương lai của Bitcoin

Liệu có tài sản nào có thể giảm phát theo thời gian ngoài Bitcoin không? Có lẽ là không. Bằng cách giảm một nửa số lượng Bitcoin được phát hành mỗi khi một khối mới được khai thác, Halving không chỉ tăng cường tính khan hiếm của Bitcoin mà còn nhấn mạnh giá trị của nó như một tài sản lưu trữ giá trị dài hạn. Đây là một trong những yếu tố khiến Bitcoin trở nên hấp dẫn hơn đối với những nhà đầu tư tìm kiếm sự an toàn và bảo toàn giá trị trong bối cảnh kinh tế biến động với nỗi lo bị lạm phát gặm nhấm.
Trong chu kỳ Halving lần này, một điểm đáng chú ý là sự tham gia mạnh mẽ của các quỹ đầu tư lớn vào Bitcoin. Sự tham gia này không chỉ chứng minh cho sức hút ngày càng tăng của Bitcoin trong thế giới tài chính mà còn nâng cao vị thế của nó trong giới đầu tư chính thống.
 

Larry Fink, chủ tịch của quỹ đầu tư BlackRock - đang quản lý hơn 9 nghìn tỷ dollar tài sản, đã phát biểu về Bitcoin trong cuộc phỏng vấn với đài CNBC rằng: “Tôi tin rằng nó sẽ tiếp tục tăng nếu thế giới sợ hãi, nếu người dân lo sợ những rủi ro địa chính trị, họ sợ những rủi ro của chính họ…Nó không khác gì với những điều vàng thể hiện qua hàng nghìn năm. Nó là một loại tài sản bảo vệ bạn.”
Fink tiếp tục: “Không giống như vàng, nơi chúng ta sản xuất thêm vàng mới, chúng ta gần như đã đạt đến số lượng Bitcoin tối đa có thể được tạo ra”. “Những gì chúng tôi đang cố gắng làm là cung cấp một công cụ có thể lưu trữ của cải.”
Sự thừa nhận này từ phía các quỹ lớn không chỉ là một bằng chứng cho thấy Bitcoin đã chuyển mình từ một tài sản đầu cơ mạo hiểm sang một loại tài sản được coi là cần thiết trong mọi danh mục đầu tư đa dạng và bảo thủ; mà còn là một dấu hiệu cho thấy Bitcoin đang dần trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính toàn cầu. Sự tham gia của những tên tuổi lớn trong ngành tài chính vào thị trường Bitcoin không chỉ củng cố giá trị và tính thanh khoản của nó mà còn giúp tăng cường độ tin cậy và sự chấp nhận của đồng tiền này trên toàn cầu.
Nhìn về tương lai, con người chỉ có thể dự đoán những gì xảy ra tuyến tính. Nhưng Bitcoin thì phi tuyến tính, và thần chú duy nhất mà chúng ta có thể dùng là: expect the unexpected - luôn sẵn sàng đón nhận những thứ không ngờ tới.

Kết lại

Khi nhìn lại hành trình của Bitcoin từ những ngày đầu đến nay, cùng với những bước ngoặt quan trọng mà sự kiện Halving mang lại, chúng ta có thể thấy rằng Bitcoin đã trưởng thành hơn rất nhiều. Nó đang dần trở thành một phần của cuộc cách mạng lớn hơn trong thế giới tài chính và công nghệ.
Sự kiện Halving lần thứ tư này không chỉ là một dấu mốc thời gian, mà còn đánh dấu cho sự chuyển mình của một Bitcoin đang dần chứng minh được giá trị và vị thế không thể thay thế của mình trong nền kinh tế số. Với mỗi lần Halving, chúng ta không chỉ chứng kiến sự tăng giá của Bitcoin mà còn thấy được sự gia tăng về độ tin cậy, sự chấp nhận rộng rãi từ cả thị trường tài chính truyền thống và cộng đồng tiền mã hóa. Sự tham gia của các quỹ đầu tư lớn, sự chấp nhận từ các tổ chức tài chính và sự phát triển của các sản phẩm dựa trên Bitcoin đã mở ra một kỷ nguyên mới cho tiền mã hóa.
Nhưng quan trọng hơn, Halving nhắc nhở chúng ta về bản chất độc đáo của Bitcoin: một tài sản kỹ thuật số khan hiếm, với nguồn cung có hạn và một cộng đồng người dùng ngày càng mở rộng. Đây là những yếu tố cốt lõi tạo nên sức mạnh và tiềm năng lâu dài của Bitcoin.
Kết lại, khi tiếp tục hành trình với Bitcoin và thế giới tiền mã hóa, chúng ta không chỉ là những quan sát viên hay người tham gia; chúng ta đang trải nghiệm những chương đầu của một cuộc cách mạng tài chính mới. Bitcoin và crypto sẽ còn chặng đường dài để phát triển, đó chắc chắn là một hành trình thú vị và sẽ tiếp tục thu hút sự chú ý của chúng ta trong nhiều năm tới.

Trường Sơn

Tuesday, April 9, 2024

[Review Sách] “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” và “Hiện diện bên con”
Thương con nhưng con vẫn hư? Nghiêm khắc với con, nhưng con vẫn hỏng? bậc cha mẹ có thể tham khảo cuốn sách “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” của tác giả Susan Tiffelman. Với “Hiện diện bên con”, sách không những giúp các bậc cha mẹ hiểu bản chất của giáo dục con mà còn giúp họ đối diện với những tổn thương bên trong của chính mình.

Bìa trước sách “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” và “Hiện diện bên con”

NUÔI CON BẰNG TRÁI TIM TỈNH THỨC

Tựa đề “trái tim tỉnh thức” khiến tôi ấn tượng. Tôi cảm nhận đây là hướng đan xen giữa tình thương và hiểu biết, giữa yêu và hiểu con và cũng là yêu, hiểu chính mình của bậc cha mẹ. Bạn đừng lo ngại cuốn sách này sẽ mang đậm màu sắc tâm linh với những thuật ngữ trừu tượng, xa lạ với đời sống. Bởi tác giả cuốn sách này là một người mẹ- không phải một bậc thầy tâm linh chưa từng lập gia đình và có con.
Bà đã đồng hành, nuôi dạy con và có trải nghiệm về niềm vui, nỗi buồn cùng sự tự hào và cả những nỗi trăn trở về con khi chứng kiến cha mẹ ly hôn. Susan Tiffelman chia sẻ những câu chuyện thực trong đời thường mà bậc cha mẹ nào cũng cần đối mặt. Quan trọng hơn, bà đã chứng minh sẽ luôn có phương pháp để họ giúp đỡ con cái và chính mình khiến hành trình nuôi dạy con đến bến bờ hạnh phúc.
“Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” dày hơn 300 trang, được chia ra làm 13 chương, thảo luận cùng bạn đọc về từng chủ đề cần lưu tâm khi nuôi dạy con. Ví dụ như: “Làm gì khi con cãi lời, tức giận, ăn vạ và hung hăng” (chương 6), “Giúp con có nhiều mối quan hệ tốt đẹp trong cộng đồng” (Chương 3), “Hiện diện và tỉnh thức, thư giãn không cần thiết bị điện tử” (Chương 11), “Giúp trẻ tránh phiền muộn và lo âu – thực sự hạnh phúc” (Chương 10) v.v…

Quan hệ giữa cha mẹ và con cái

Khi con cái thấy chúng ta bình tĩnh – dù thái độ hay hành vi của con có ra sao – thì chúng có thể an tâm rằng chúng có thể trông cậy vào chúng ta để vượt qua những khoảnh khắc khó khăn của cuộc đời. (trang 25)

Cha mẹ sinh con, nuôi dạy con nhưng ít khi quan tâm đến bản chất của mối quan hệ này. Họ thường hoặc quá độc đoán chuyên quyền, hoặc quá nhu nhược, dễ dãi. Tôi nghĩ không nên phán xét cha mẹ, bởi lần đầu họ chỉ có thể làm cha mẹ dựa vào bản năng và những điều tâm trí, trái tim mách bảo họ là đúng (điều đáng tiếc là hai yếu tố này cũng lại thường xuyên xung đột với nhau). Chính nhận thức này hình thành nên kiểu quan hệ giữa cha mẹ và con cái- điều sẽ ảnh hưởng đến tương lai của con và cả cha mẹ.

Tác giả chia sẻ về ba kiểu quan hệ thường gặp giữa cha mẹ và con cái:

Cha mẹ nắm quyền: Cha mẹ giống như một vị thuyền trưởng, tôn trọng, yêu thương nhưng không quên vai trò dẫn dắt con đến với những giá trị tích cực. Đây là biểu hiện của bậc cha mẹ có “trái tim tỉnh thức”.Không ai nắm quyền: “Một nước hai vua”: Đây là mối quan hệ khiến đôi bên đều dễ trở nên giận dữ, kiệt sức và mệt mỏi. Cha mẹ liên tục phải thỏa hiệp với con cái, con cái thường xuyên cảm thấy bất mãn với cha mẹ (và cha mẹ cũng thế). Ở dạng quan hệ này, cha mẹ dường như chỉ có thể “nuôi” mà không thể “dạy” con. Đứa trẻ cảm thấy cha mẹ bình đẳng với chúng nên nếu đủ dai dẳng, chúng sẽ luôn có được điều mình đòi hỏi.Con nắm quyền: Con cái nhận biết và hoàn toàn điều khiển cảm xúc của cha mẹ để đạt được điều chúng muốn, chúng chuyển kênh và bật tắt “Tivi mẹ” (hoặc cha) theo sở thích. Những đứa trẻ nhóm này có xu hướng trở nên ích kỷ, thiếu suy xét và vô lý khi lớn lên. Cha mẹ không còn đủ bình tĩnh để thay đổi tình huống và phải liên tục nhượng bộ (ý tưởng nhượng bộ khiến họ dễ chịu hơn một chút, nhưng thực chất họ đã hoàn toàn đầu hàng việc giáo dục con).
Nếu cha mẹ không kịp thời nắm vị trí thuyền trưởng của gia đình, thì việc giáo dục con sẽ không bao giờ xảy đến. Đứa trẻ được nuôi nấng sẽ lớn nhưng không bao giờ khôn hoặc khôn nhưng sẽ không hề ngoan- điều này thường gây ra những ăn năn muộn màng trong cha mẹ, vì đã thiếu quan tâm, không dành thời gian và hiểu được tầm quan trọng của việc nuôi dạy con.
Cha mẹ có thể thăng tiến, tạo ra nhiều tài sản còn đứa trẻ sẽ không bao giờ bé lại. Thành tựu trong sự nghiệp cha mẹ tăng có thể là lúc liên kết giữa con với cha mẹ giảm. Trẻ cảm nhận được cha mẹ yêu sự nghiệp hơn chúng và thích dành thời gian cho sự nghiệp hơn chúng.
Giáo dục con trẻ cần có thời điểm và bỏ qua thời điểm đó là mất phần trọng yếu nhất trong công trình nuôi dạy con.
Sự tỉnh táo là yêu cầu quan trọng đối với những bậc làm cha mẹ. Dù tác giả không đề cập đến điều này, nhưng cá nhân tôi nghĩ nếu chưa sẵn sàng sống có trách nhiệm, thì các cặp đôi nên cân nhắc kỹ đến việc tạo ra thêm những sinh mệnh mới.
Bởi sự thiếu sáng suốt của họ sẽ dẫn tới một thế hệ con trẻ lớn lên với chằng chịt những tổn thương cảm xúc thời thơ ấu (để hình dung rõ hơn hệ lụy, bạn có thể tìm đọc cuốn sách “Lấp đầy trống rỗng - Chữa lành tổn thương cảm xúc thời thơ ấu” của tác giả Jonice Webb).

Đứa trẻ mà cảm thấy gắn bó thân thiết với bạn thì dễ nghe lời bạn hơn (trang 168)
Bìa sau sách "Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức"

Tạo dựng kết nối

Viện cớ là cung cấp cho trẻ những đồ chơi và thiết bị hiện đại nhất và tuyệt vời nhất, chúng ta đã góp phần khiến con không thể cảm thấy yên lòng khi không có chuyện gì đó khơi gợi sự chú ý của con (trang 261)

Kết nối Internet cần các thiết bị công nghệ, điện và thanh toán cước phí đúng hạn. Để có kết nối này rất dễ, nhưng kết nối Internet không tạo nên con người đúng nghĩa. Kết nối giữa cha mẹ và con cái được bồi đắp bằng thời gian, sự hiện diện và lắng nghe sâu. Có thể thấy tâm trạng, tính cách của đứa trẻ có thể phản ánh rõ nhất tình cảm, đặc điểm gia đình trẻ sống.
Một đứa trẻ không biết quan tâm đến người khác, dễ nổi giận, chìm ngập trong Internet thường là dấu hiệu cho thấy những bất ổn của cả gia đình đang bị che giấu. Một đứa trẻ hoạt bát, vui vẻ, yêu thương mọi người là bởi đã nhận được tình yêu thương và có nền tảng giáo dục tốt.
Cha mẹ sẽ ít chú ý đến con và thường chọn giao tiếp với con theo kiểu “hình thức”. Điển hình như những câu hỏi: “Hôm nay đi học con được mấy điểm?” (thay vì hỏi “Con có vui không?”), “Tại sao bạn A lại có điểm cao hơn con?” (thay vì hỏi “con cảm thấy thế nào khi bị điểm thấp”?). Hoặc những lời phán xét: “Học thì không học mà suốt ngày đòi hỏi”, “Nhìn con nhà bà A, bác B mà học tập”, “Con không cần giải thích vì cha mẹ đã hiểu hết rồi” v.v.
Cứ như vậy, kết nối của cha mẹ và con cái không hề được củng cố mà bị rút dần cho đến mức cạn kiệt theo năm tháng. Tình trạng trật nhịp, lạc điệu bắt đầu xuất hiện nhiều hơn khi đôi bên tương tác. Con bùng nổ cảm xúc, cha mẹ vội vàng nhồi nhét những bài giảng lý trí. Khi đứa trẻ cần cha mẹ đưa ra nhận xét lý trí, cha mẹ lại tùy tiện giải thích bằng cảm xúc.
Nuôi con chắc chắn không phải là điều dễ dàng, và nếu muốn nuôi con một cách dễ dàng, né tránh những việc khó bằng cách phó thác cho ông bà, người giúp việc, thầy cô, các thiết bị công nghệ thì cha mẹ đang chưa suy ngẫm đủ sâu về những hậu quả mình bắt buộc sẽ gánh chịu trong tương lai.
Cha mẹ cần chú tâm xây dựng và thường xuyên củng cố kết nối với con. Kết nối mạnh mẽ sẽ phát huy hiệu quả rõ rệt khi cha mẹ nâng đỡ trẻ rơi vào tình trạng trầm cảm, lo âu phải đối mặt với những thử thách lớn trong đời hoặc bị chìm ngập vào mạng xã hội, trò chơi trực tuyến.
Nếu muốn tìm hiểu sâu hơn, “Hiện diện bên con” của đồng tác giả là cuốn sách chỉ dẫn cho chúng ta cách thức để tiến sâu hơn vào thực tại, để từ đó luôn kịp thời gắn kết với bản thân và với con.

“Lối sống của bạn có thể dập tắt hoặc làm bừng sáng lên ngọn lửa khao khát khám phá sở thích và thể hiện thiên tài độc đáo trong con” (trang 311).

Bìa trước sách “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” và “Hiện diện bên con”

HIỆN DIỆN BÊN CON

Cuốn sách “Hiện diện bên con” gồm có 11 chương, dày gần 300 trang. Trong đó tôi cảm nhận 10 chương đầu chia sẻ kinh nghiệm và nguyên lý giáo dục con (có kèm theo mục “Ứng dụng thực tế” giải đáp các câu hỏi thường gặp của các bậc cha mẹ ở cuối chương), còn chương 11 tập trung vào gợi ý các hướng thực hành trong đời sống. Cách trình bày như vậy khá cân bằng về lý thuyết và thực hành.
Đối với dòng sách giáo dục, tôi thấy sự cân bằng giữa thực hành và lý thuyết sẽ giúp cha mẹ hiểu bản chất của các phương pháp mà mình áp dụng hơn. Cha mẹ sẽ tránh được tình trạng phải chật vật với những cuốn sách dày ngập tràn lý thuyết đến mức thường phải bỏ dở việc nghiên cứu hoặc loay hoay với các cuốn sách trình bày phương pháp nhanh gọn, nghe ấn tượng nhưng không mang lại hiệu quả lâu bền, rồi cuối cùng do thiếu nhất quán nên cũng đành bỏ dở việc áp dụng.
Cha mẹ đang băn khoăn về việc con cái từ chối tiếp thu sự dạy bảo, có xu hướng xa lánh người khác hoặc chìm đắm quá mức vào các trò chơi trực tuyến, luôn đòi hỏi và thường xuyên bày tỏ sự bực bội, chán nản với trường lớp nên tìm đọc cuốn sách này.

Mối tương giao giữa cha mẹ và con cái

Sinh con là làm cha mẹ, nhưng làm cha mẹ không phải chỉ đơn giản là sinh con. Tôi nghĩ ai có gia đình rồi thì đều thấm thía điều này. Tôi chưa lập gia đình, nhưng do tính chất công việc, tôi thường tiếp xúc với các bạn thanh thiếu niên và gia đình của các em. Qua những lần tiếp xúc ấy, tôi thán phục cả sự kiên nhẫn của cha mẹ và sự kiên nhẫn của trẻ em.
Sinh con và nuôi con là điều không hề dễ dàng. Làm cha mẹ không dễ dàng nhưng làm con cái cũng vậy. Bởi nhìn ở bề nổi, chúng ta thường dễ nhận thấy sự khó nhọc của các bậc cha mẹ hơn. Những đứa con của họ vì nhận sự dưỡng dục, tình thương và công lao vô bờ ấy (thường xuyên được/bị nhắc lại) nên cũng đồng thời phải chấp nhận sự lệ thuộc, và thật đáng buồn nếu cha mẹ của các em coi đó là một khoản đầu tư luôn cần thu về lợi ích tương xứng.
Cha mẹ cho rằng con cái tôn trọng mình là điều đương nhiên và quên mất con mình cũng là người- các em cũng có nhu cầu được tôn trọng. Cha mẹ cũng thường nhớ họ có nhiều vốn sống hơn, nắm giữ hầu hết các tài nguyên sống của gia đình nên xứng đáng có quyền lực hơn. Nhưng họ lại quên rằng bản thân chưa hoàn hảo, đôi lúc mâu thuẫn giữa lời nói – hành vi và cũng mang những tổn thương trong quá khứ, biểu hiện với một số đặc điểm tính cách không dễ chịu lắm ở hiện tại.
Trong cuốn “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức”, tác giả Susan Stiffelman đã chỉ ra mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái thường diễn ra theo những cách thức sau: Thuyền trưởng (cha mẹ chịu trách nhiệm) - Tranh biện (không ai chịu trách nhiệm) - Độc đoán (con cái chịu trách nhiệm).
“Tranh biện”, “Độc đoán” thường mang lại sự chống đối, phản kháng, phẫn nộ cho cả đôi bên nhưng “Thuyền trưởng” sẽ giúp cha mẹ ở đúng vị thế của mình và khi cha mẹ ở đúng vị thế của mình thì con cái sẽ điều chỉnh cách cư xử phù hợp. Đây là một khám phá rất có ý nghĩa. Bởi “thượng bất chính, hạ tắc loạn” (trên mà không mẫu mực thì dưới cũng không nền nếp), cha mẹ thường mong muốn thay đổi con sau khi nhìn ra những khuyết điểm của con nhưng lại rất ngại nhìn vào những thiếu sót của bản thân. Hơn nữa, việc uốn nắn một đứa trẻ đang lệ thuộc vào mình bao giờ cũng dễ dàng hơn đối mặt với con người thật nằm sâu bên trong mỗi chúng ta.
Vậy nên làm cha mẹ cũng có nghĩa là cần đủ dũng khí để đối mặt với sự thật và chấp nhận cải thiện bản thân để biết cách yêu thương cũng như được yêu thương.

Trong cuộc đời làm mẹ của mình, tôi nhận ra rằng mặc dù không cần phải hoàn hảo, nhưng tôi phải học cách chịu trách nhiệm về những lời nói hay hành động không đáng có vì sự mất bình tĩnh của mình gây ra. Tôi đã phải học cách “xin lỗi”.

Đây là một quá trình khó khăn bởi vì “cái tôi” của chúng ta tạo ra nhiều chiến lược để biện minh cho những thiếu sót. Tôi đã lớn lên trong một môi trường coi trọng việc Là Người Đúng hơn là thừa nhận những thiếu sót của bản thân, và tôi được đào tạo về nghệ thuật bảo vệ bản thân, có kỹ năng Biện minh, Hợp lý hóa và Đổ lỗi cho người khác. (trang 161)

Nhưng làm thế thế nào để cha mẹ ở đúng vị thế? Đó chính là xây dựng kết nối sâu sắc và lắng nghe con bằng sự hiện diện trong trong giây phút thực tại bên con.

Sứ mệnh của cha mẹ

Tôi tin bản chất của con người không xấu, chúng ta đều tốt nhưng tốt theo những cách khác nhau- và sự khác biệt đó đôi khi bị hiểu lầm là xấu khi chúng không phù hợp.
Làm cha mẹ là làm gì? Sẽ có nhiều việc cần làm, nhưng mong cha mẹ đừng quên việc quan trọng nhất: “Hiện diện bên con”. Chúng ta không chỉ nuôi dưỡng con bằng vật chất mà còn bằng tinh thần. Nếu thiếu vắng sự hiện diện của cha mẹ, mối tương giao giữa cha mẹ và con cái sẽ không được hình thành và đến lúc cha mẹ chợt nhận ra mình muốn kết nối với con thì con cái đã không còn cảm thấy cần phải kết nối với cha mẹ nữa.
Chặng đường kết nối với con không hề dễ dàng, nhưng đó cũng là sứ mệnh vinh quang mà cha mẹ đảm nhiệm khi đón con đến với thế giới. Tác giả Susan Stiffelman gợi ý giao tiếp lành mạnh và tăng cường kết nối với con gồm các hoạt động:
  • Làm gương về cách cư xử tốt
  • Đối phó với cơn giận dữ
  • Kể sự thật
  • Lắng nghe một cách tôn trọng
  • Kết nối thông qua nói chuyện phiếm
Con cái cần cha mẹ như là những người đồng hành đáng tin cậy, không phải bên trên con, bên dưới con mà là ở bên con.
Nếu tóm gọn, cuốn sách “Hiện diện bên con” là diễn giải chi tiết nhận xét:
“Liệu có ai trong chúng ta có đủ sự trưởng thành trước khi có con? Giá trị của hôn nhân không phải là người lớn sinh ra những đứa trẻ mà là đứa trẻ làm người lớn trở nên trưởng thành.” (trang 10)

Cuốn sách sẽ một lần nữa nhắc nhở các bậc cha mẹ về sứ mệnh làm cha mẹ- hành trình vinh quang, dù chưa hoàn hảo nhưng cũng không ngừng vươn đến sự hoàn thiện.

Bìa sau sách "Hiện diện bên con"

Về tác giả

Susan Stiffelman là nhà báo phụ trách chuyên mục “Parent Coach” trên tờ Huffington Post uy tín và là tác giả của hai cuốn “Nuôi con bằng trái tim tỉnh thức” và “Hiện diện bên con”. Cô còn là một nhà tâm lý trị liệu về cặp đôi và gia đình, một giảng viên, một diễn giả quốc tế.
Cuốn sách “Hiện diện bên con” nằm trong Eckhart Tolle Editions: khởi phát năm 2015 để xuất bản những tác phẩm để đời, mới lẫn cũ được chính Eckhart Tolle lựa chọn. Loạt sách này nằm dưới sự bảo trợ và giới thiệu của New World Library nhằm đưa những cuốn sách giúp chuyển hóa tâm thức và thức tỉnh người đọc tới một cuộc sống tràn đầy ý nghĩa và hiện diện..
Theo John Gray (tác giả cuốn “Đàn ông sao Hỏa, đàn bà sao Kim”):

“Susan Stiffelman có một trái tim và tâm hồn đong đầy tình yêu thương vô bờ bến nhưng cô cũng rất tỉnh táo bám chắc vào nền tảng tri thức và hiểu biết. Cô khiến cho việc nuôi dạy con cái trở nên dễ dàng hơn nhờ cung cấp rất nhiều tri thức và hướng dẫn cho các bậc làm cha làm mẹ, để từ đó họ có thể gắn bó sâu sắc với con cái mình.”

Còn với Ari Andersen thì:

“Mẹ là một người mẹ tuyệt vời, và con nghĩ nhiều người sẽ vỡ ra nhiều điều và ngày càng trưởng thành hơn với tư cách là cha mẹ khi họ đọc cuốn sách này. Nhưng mang đừng quên, không có con của mẹ thì cũng chẳng có cuốn sách này đâu.”
Ari Andersen chính là con trai của tác giả Susan Stiffelman, lúc viết những dòng này cậu mới 17 tuổi. /.

Nguyenphuhoang Nam

Friday, April 5, 2024

Bài Học Về Word-of-Mouth Marketing Từ Dating App Tinder!
Sean Rad, Justin Mateen, và Jonathan Badeen thành lập Tinder vào năm 2012. Khi Hatch Labs (vườn ươm doanh nghiệp có trụ sở tại New York) tổ chức cuộc thi phát triển phần mềm, họ đăng kí với ứng dụng hẹn hò Matchbox. Sau khi chiến thắng số tiền đầu tư 50.000 USD, cả ba cùng hoàn thiện sản phẩm và đổi tên app thành Tinder.
Ra mắt ngày 1/9/2012, đến đầu năm 2013, Tinder thu hút 10 triệu lượt tải xuống và 1 triệu monthly active users. 👇👇


👩‍💻 Đơn giản uy trình đăng nhập

Vào năm 2012, phần lớn các app hẹn hò đều yêu cầu người dùng điền vào 1 bảng câu hỏi dài để thu thập thông tin. Một bảng hỏi có thể mất đến 15p để hoàn thành (một đứa không có kiên nhẫn như mình chắc phải điền 2-3 lần mới xong). 🫠
Tinder đơn giản quy trình này bằng cách cho phép người dùng đăng nhập bằng tài khoản Facebook. Nghe có vẻ bình thường nhưng vào thời điểm đó, việc đăng nhập vào một app hẹn hò chỉ với 3s là một điều mới lạ và dễ dàng thu hút người dùng. 💪

📢 Worth-of-mouth Marketing (WOM)

Tinder biết có một sự khác biệt lớn giữa những người tải ứng dụng vì thấy nó trên quảng cáo so với những người tải ứng dụng vì bạn bè của họ đã dùng và giới thiệu. Vậy nên đội ngũ marketing của Tinder quyết định tập trung nguồn lực vào WOM marketing. 👇

Bước 1: Thu hút sinh viên nữ

Tinder bắt đầu bằng việc tiếp cận các hội nữ sinh trong trường học, quảng bá và thuyết phục các sinh viên nữ tham gia vào các buổi tiệc (do Tinder tổ chức). Ai cũng có thể tham gia, miễn là họ đã tải app Tinder và đưa cho bảo vệ xem trước khi vào party.
Tinder còn đặc biệt tiếp cận các VIP bao gồm chủ tịch hội nữ sinh, các sinh viên nổi tiếng, người mẫu, những người có sức ảnh hưởng trong trường. Một buổi tiệc như thế thu hút hàng trăm lượt tải về, tương đương với hàng trăm profile mới. 🍸🍸

Bước 2: Tiếp cận sinh viên nam

Sau khi thu hút được các sinh viên nữ, Tinder quay sang tiếp cận và quảng bá app hẹn hò cho hội nam sinh. Vì có rất nhiều các bạn nữ xinh xắn trên đó nên các bạn nam nói "ngại gì mà không thử." 😎
Càng nhiều bữa tiệc, càng nhiều nữ sinh đăng kí, càng thu hút nhiều nam sinh. Đó là những gì Tinder đã làm trong giai đoạn đầu tiên. 👍
💎💎 Chiến thuật tương tự như thế này đã được ngành công nghiệp kim cương sử dụng để thuyết phục khách hàng mua nhẫn kim cương cho bạn đời của mình… Chúng ta sẽ tìm hiểu về nó trong blog sau!

Bước 3: Mở rộng phạm vi

Nhận thấy chiến thuật này có hiệu quả, Tinder bắt đầu thuê nhiều người đến các trường học để quảng bá theo cách tương tự. Mọi người bắt đầu kể cho bạn bè, người thân nghe về Tinder - đó cũng là lúc hiệu ứng WOM bắt đầu lan tỏa. ✨✨
“All of a sudden, Tinder started growing like a virus.” Sean Rad


🚀 KOL Marketing

Trong thời gian đầu, hơn 85% người dùng Tinder ở độ tuổi từ 18-24. Sau đó, Tinder bắt đầu hợp tác với người nổi tiếng để tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn và thu về lượt tải app đều đặn hơn. Hiện tại người dùng ở độ tuổi này chỉ chiếm khoảng 35%. 💪
Ra mắt vào tháng 9/2012, đến đầu năm 2013, Tinder thu hút 10 triệu lượt tải xuống và 1 triệu người dùng tích cực hàng tháng (monthly active users). Trong vòng 30 tháng từ ngày ra mắt, con số này lên đến 30 triệu người dùng. 🦄🦄

Tuesday, April 2, 2024

Vì sao chúng ta cần hy vọng? - Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình (Bạch Tô)
Có lẽ ai đã từng xem bộ phim Nhà tù Shawshank thì không thể nào quên được những dòng chữ này trong bức thư mà nhân vật chính Andy gửi lại bên gốc cây sồi cho người bạn tù Red. Sau 40 năm mới được trả tự do, song sắt, những bức tường và thể chế hóa của ngục tù mài mòn dũng khí và niềm hy vọng của những con người bên trong đó, đến không còn lại gì ngoài sự phụ thuộc và sợ hãi trước thế giới rộng lớn ngoài kia. Như tác giả Bạch Tô trong cuốn sách “Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình” đã nhận xét: “Bộ phim giống như một hình ảnh thu nhỏ của cuộc sống thực tại: thành công, thất bại, bỏ cuộc… Ước mơ của chúng ta ngày xưa đâu mất rồi? Những người trẻ với hoài bão vĩ đại đã đi đâu?” Hãy cùng khám phá cuốn sách để tìm ra câu trả lời thỏa đáng qua những câu chuyện và lời gửi gắm của tác giả Bạch Tô nhé!


Tác giả và tác phẩm

Bạch Tô, một nữ nhà văn người Trung Quốc coi việc viết lách là niềm vui trong cuộc sống, nổi bật với những ai yêu thích dòng sách truyền cảm hứng. Cô rời xa mảnh đất quê hương, một thân một mình nơi đô thị sầm uất để theo đuổi ước mơ của mình. Hành trình trưởng thành đầy cam go từ lúc còn là một cô bé miền núi nghèo khổ cho đến khi trở thành một nhà văn nổi tiếng, một người phụ nữ đầy bản lĩnh đã cho Bạch Tô những kinh nghiệm quý báu đúc kết lại qua những tác phẩm của cô. Cuốn sách “Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình” là tổng hợp 50 câu chuyện tương đương với 50 lời khuyên cho các bạn trẻ trên hành trình nhìn nhận và phát triển bản thân của tác giả. Mặc dù nội dung đôi lúc còn sáo rỗng, hay bị lặp lại không cần thiết nhưng cuốn sách vẫn có những điều thú vị riêng đáng để học hỏi, và cũng là những phần mình tâm đắc nhất muốn chia sẻ đến mọi người. Nhất là một trong những giá trị xuyên suốt cuốn sách, giá trị của niềm hy vọng, thông qua một khái niệm mà chắc hẳn nhiều người chưa từng nghe đến, đó là "thể chế hóa".

1. Thể chế hóa là gì?

Trong cuốn sách, tác giả có viết về trải nghiệm từ bộ phim kinh điển The Shawshank Redemption với khái niệm thể chế hóa. Vậy thể chế hóa là cái gì? Trước hết, thể chế có nghĩa là hệ thống gồm các nguyên tắc, quy định, các luật lệ,... Thể chế được sử dụng để định hướng sự phát triển của một tổ chức hay một nhà nước, ở những lĩnh vực nhất định trong xã hội. Còn trong phim, thể chế hóa ám chỉ hành vi khi những tù nhân trong ngục ở đó lâu đến nỗi họ coi cái nơi ấy chính là nhà của mình. Và như Red, nhân vật mình đã đề cập ở bên trên đã nói, khi một người bạn tù khác cố tình phạm tội chỉ để được ở lại sau khi ông ấy mãn hạn: " Ông ta chỉ bị 'thể chế hóa'... Ông ta đã ở đây 50 năm rồi, 50 năm, Heywood ạ! Đây là tất cả những gì ông ấy có. Ở trong này ông ấy là người đàn ông quan trọng, một người có học. Ngoài kìa, ông ấy chẳng là gì cả... Cậu cứ tin những gì tùy cậu. Nhưng những bức tường nhà tù này rất hài hước, lúc đầu ta ghét chúng, rồi về sau ta quen với chúng, khi thời gian trôi đủ lâu... ta sẽ phụ thuộc vào chúng. Đó gọi là 'thể chế hóa'". Và câu đầu tiên mà những người quản giáo nói với kẻ tội phạm là gì? “Hãy trao linh hồn cho Chúa, giao thể xác cho tôi.” Chúng ta nhận ra điều gì ở đây? Hóa ra điều đáng sợ nhất trong nhà tù ấy không phải những bức tường cao sừng sững, không phải cửa sắt và cũng chẳng phải bạo lực, mà chính là sự thể chế hóa của ngục tù đã mài mòn đi dũng khí và niềm hy vọng.
 

Nhà tù đã làm cho những con người nơi ấy hoàn toàn có đủ thời gian bị hoàn cảnh chinh phục, Red và những người bạn tù trở thành một phần của hoàn cảnh, ông cũng không thể rời khỏi Shawshank. Và ở ngoài xã hội rộng lớn kia, gã đàn ông đã sống gần nửa đời ở trong tù không thể hòa nhập với cuộc sống hối hả "bên ngoài". Họ bị nỗi sợ giày vò, phải đối mặt với sự thật mà họ phải thừa nhận "tôi chẳng làm được gì ở ngoài này cả". Liệu bạn có nhìn thấy hình ảnh của bản thân hay ai đó trong câu chuyện này, hoàn cảnh khó khăn, ước mơ thuở bé,... Trong quá trình lớn lên, khi thấy những sự thật phũ phàng mới lại thấy rằng những ý nghĩ ban đầu thật nực cười, “chúng ta bị thời gian mài mòn, mài chúng ta thành những kẻ thiếu góc cạnh.” Để rồi dần dần chấp nhận thực tế, nhận ra ổn định mới là hạnh phúc, thế nhưng liệu những gì ta coi là ổn định có thực sự ổn định? Những người có nhịp điệu và cuộc sống lặp đi lặp lại sớm tối không thể ngờ rằng ngày tháng cứ thế vội vã trôi đi, hai mươi năm, bốn mươi năm, cả một đời! Đến khi nhận ra thì đã muộn, lúc đầu ta căm ghét chúng, rồi về sau làm quen với chúng, khi thời gian đủ lâu… ta sẽ phụ thuộc vào chúng, ta đã bị thể chế hóa.

2. Giá trị của hy vọng

Trong câu chuyện trên, có một nhân vật đại diện cho một thứ đối lập với cái thể chế đã bào mòn đi giá trị sống của những con người khốn khổ vật lộn với cuộc sống kia, đó chính là Andy, con người của hy vọng. Anh chàng bị kết án oan ấy đã ròng rã viết thư cho chính phủ suốt 6 năm để xin vốn mở thư viện và lớp học thêm trong tù, con người chỉ bằng một cây búa nhỏ nhưng với nguồn động lực bất tận từ niềm hy vọng của bản thân đã tự giải thoát cho chính mình chỉ trong 20 năm. Vâng, là 20 năm với một chiếc búa mà Red, người bạn thân của anh cho rằng "phải mất đến 600 năm mới làm được". Bò qua ống nước thải bẩn thỉu và lao ra ngoài hét điên cuồng trong đêm mưa tầm tã… Chỉ với hy vọng, anh đã được tự do, tự do một cách thực sự.
 
Không phải ngẫu nhiên mà The Shawshank Redemption lại ở Top 1 IMDb

Bởi “Hy vọng là thứ tốt đẹp nhất của con người, chỉ cần không từ bỏ, hy vọng mãi mãi ở bên ta”. Tác giả Bạch Tô cũng từng là một đứa bé miền núi nghèo khổ vùng Tây Nam Trung Quốc, khi ấy nhà không có nổi một cái ô, mùa mưa ở Tây Nam dầm dề liên miên, muốn không bị ướt chỉ có thể chạy thật nhanh mà về nhà. Đặt trong hoàn cảnh ấy, như tác giả vẫn nói “Thực ra trong cuộc sống, đa phần mọi người đều giống bạn và tôi, đều là những đứa trẻ gặp mưa mà không có ô. Chúng ta đều rất bình thường, bình thường đến mức thế giới này không cảm nhận được sự tồn tại của chúng ta, không phải vì bản thân khiêm tốn mà sự thật chẳng có vốn liếng để cao ngạo.” Hy vọng chạy thật nhanh sẽ không bị ướt, nỗ lực thật nhiều sẽ có được thành quá, ví như Bạch Tô không có suy nghĩ ấy thì chắc gì cô ấy đã chạy, đằng nào mà chả ướt, đằng nào người khác chả thành công hơn. Nếu thế thì đã chẳng có câu chuyện này mà kể lại. Nhưng chẳng phải người ta vẫn thường hay nói hy vọng càng nhiều thì đến lúc có kết quả sẽ càng thất vọng hay sao, vậy hy vọng ra sao, kỳ vọng thế nào mới là đúng đây?

3. Hạnh phúc bé nhỏ

Để hy vọng nhưng không bị thất vọng, cuốn sách có đề cập đến một công thức đơn giản và thú vị trong kinh tế học:
Hạnh phúc = Hiệu quả / Giá trị kỳ vọng

Rõ ràng, có hai cách để tăng thương số hạnh phúc là tăng tử số hoặc giảm mẫu số. Nhưng tăng hiệu quả ở đây lại khó có thể cải tiến trong một sớm một chiều được. Vậy thì, giảm giá trị kỳ vọng hay giảm mức độ hy vọng lại là một biện pháp vừa hiệu quả lại vừa thực tế.
Tâm lý học định nghĩa “giá trị kỳ vọng” theo hai khía cạnh: 1. “Kỳ vọng là ước tính chủ quan của mọi người về việc liệu hành vi và nỗ lực của họ có thể dẫn đến kết quả mong muốn hay không, tức là dùng kinh nghiệm cá nhân đánh giá khả năng đạt được mục tiêu lớn hay nhỏ. 2. “Giá trị kỳ vọng là một dạng mong muốn chủ quan của công chúng đối với tất cả các chuẩn mực đạo đức, nhân sinh quan, giá trị quan của cá nhân hoặc tầng lớp trong một địa vị và vai trò xã hội nhất định.”
Vậy khi không thỏa mãn giá trị mà ta đã kỳ vọng, điều đơn giản và hiệu quả nhất ta có thể làm chính là hạ thấp giá trị kỳ vọng của bản thân. Đáy của giá trị kỳ vọng càng lớn thì đỉnh của tháp hạnh phúc càng nhọn - bất kể sự kỳ vọng này là vật chất hay tinh thần. Đôi khi ta phải chủ động hạ thấp kỳ vọng của bản thân, cho dù đến cuối cùng sự việc không đạt được hiệu quả đúng như ý muốn thì cũng không khiến chúng ta quá thất vọng.
Giới hạn mức kỳ vọng cũng như hy vọng nhưng việc đó cũng không đồng nghĩa với việc làm việc cẩu thả, thiếu nhiệt huyết và tinh thần. Điều đó có nghĩa là chỉ cần cố gắng hết sức thì không cần quá bận tâm xem kết quả có được như kỳ vọng hay không.

4. Đánh giá chung

Cá nhân mình thấy nội dung sách ở mức tạm ổn, dễ đọc, khá phù hợp với các bạn trẻ, nếu chưa từng tiếp xúc với dòng sách self-help thì cũng rất ổn để bắt đầu. Cũng vì là dạng sách truyền động lực nên khó tránh khỏi giáo điều, sáo rỗng, lấy ví dụ như việc ở một chương tác giả đưa ra vấn đề của bản thân và kết luận về sự cô đơn. Cô nói: “Khi tận hưởng sự cô đơn, bạn sẽ phát hiện ra rằng cô đơn cũng là trạng thái tuyệt mỹ của tâm hồn, nó không phải do tiền tài hay những buổi party huyên náo mang đến. Chỉ bằng việc tận hưởng sự cô đơn, chúng ta mới hiểu thấu bản chất của cuộc sống. Như nhà văn Yasunari Kawabata đã nói: ‘Khi tôi một mình, tôi hạnh phúc. Bởi có thể ở một mình, nên khi ở cùng với mọi người, tôi nhận ra mình cô đơn, chỉ vì tôi đã trở nên rất hạnh phúc!’”. Khoan chưa bàn tới tính đúng sai của vấn đề này, nhưng việc kể một câu chuyện rồi đưa ra kết luận mà lại không hề có một phương pháp cụ thể nào để người đọc có thể áp dụng cho bản thân họ. Nó giống như việc bạn đang rất cô đơn và thật sự cần người nào đó, có thể là bạn bè, có thể là gia đình, nhưng ai đó lại nói với bạn rằng “đừng lo, hãy cứ tận hưởng sự cô đơn đi, tôi thấy nó cũng rất tuyệt”, thay vì nói cho bạn biết nên tận hưởng sự cô đơn theo cách nào. Bạn thấy rằng bản thân có thể ổn khi một mình mà tận hưởng sự cô độc mà không biết rằng điều này có thể tốt nhưng cũng có thể nguy hại cho sức khỏe về lâu dài. Con người là động vật xã hội, nghĩa là con người cần giao tiếp, cần sống trong xã hội, vì mình và vì người khác, qua người khác mà vì mình và ngược lại. Có những người hoàn toàn có thể tận hưởng sự cô độc một mình mà vẫn thấy niềm vui và hạnh phúc, nhưng nếu không thể, hãy cứ tìm ai đó mà bạn tin tưởng để giúp đỡ. Tiến sĩ Vivek Murthy đã nói trong bài báo về WHO của tờ The Guardian so sánh những rủi ro về sức khỏe do tình trạng cô đơn gây ra có tác hại tương đương việc hút 15 điếu thuốc mỗi ngày, và thậm chí còn vượt xa những nguy cơ liên quan béo phì và ít hoạt động thể chất. Lại nói thêm về nhà văn Yasunari Kawabata, với những ai có tìm hiểu và quen thuộc với những tác phẩm của ông thì đều có thể cảm nhận được sự cô đơn từ cuộc sống cho đến các câu chuyện bên trong những cuốn sách. Yasunari Kawabata đã kết thúc cuộc đời mình bằng khí đốt trong một căn phòng ở Hayama, Kamakura năm 1972. Nhiều giả thuyết đã được đưa ra, nào là sức khỏe kém, nào là mối tình bị cấm đoán, nào là cú sốc do vụ tự tử của bạn ông, nhà văn Mishima Yukio năm 1970. Sau tất cả, mặc dù chẳng ai biết nguyên nhân thực sự đằng sau cái kết ấy, nhưng có lẽ chính việc tuổi thơ phải trải qua những mất mát từ gia đình, phải chịu sự cô đơn từ khi còn nhỏ cho đến lúc trưởng thành đã rèn rũa nên một tinh thần cứng rắn nhưng đồng thời nó cũng hủy hoại dần tâm hồn của một con người. Thế nên là, nếu không biết cách tận hưởng sự cô đơn thì hãy cứ mạnh dạn tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ cần bạn sẵn lòng mở lời, sẽ có người sẵn lòng dang tay.


Lời kết

Trên đây là những cảm nhận, đánh giá chung và những điều mình tâm đắc nhất về cuốn sách “Hãy khiến tương lai biết ơn vì hiện tại bạn đã cố gắng hết mình” của tác giả Bạch Tô. Và lời cuối dành cho các bạn, xin trích dẫn lại dòng cuối cùng trong cuốn sách “Kết quả khác nhau của đời người bắt nguồn từ thái độ khác nhau. Nếu cảm thấy thế giới biến thành một màu u ám, thì đó là vì nội tâm của bạn không đủ ánh nắng mặt trời. Chỉ cần hạ thấp kỳ vọng xuống một chút, bạn sẽ có được hạnh phúc. Bỏ đi yêu cầu quá cao, đến gần hơn với nội tâm của mình, nghiêm túc trải nghiệm cuộc sống, hưởng thụ cuộc sống, chúng ta sẽ thấy rằng cuộc sống vốn rất đơn giản và tràn ngập niềm vui.”:

Hierarky

Monday, April 1, 2024

Hệ thống Petrodollars - Sức mạnh của đế chế Hoa Kỳ và cũng là gót chân Asin của họ
Đây là bài viết xuất sắc của blogger Lê Ngọc Thống (Blog Góc nhìn của lính) vào thứ hai ngày 08 tháng 5 năm 2017. Xin mạn phép chia sẻ với bạn đọc trên spiderum.


Mới đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh phải tiến hành ngay lập tức đòn tấn công đầu tiên (First Strike) mang tên "Golden Tsar" nhằm vào "hệ thống Petrodollas" của Mỹ...
Nếu thành công, thì như tuyên bố của Sergey Glazyev, cố vấn hàng đầu của Kremlin đã cảnh báo các nhà lãnh đạo phương Tây rằng: "Người Mỹ càng hiếu chiến thì họ sẽ càng sớm thấy sự sụp đổ cuối cùng của đồng dollars. Thoát khỏi đồng dollars là cách duy nhất để các nạn nhân thoát khỏi sự xâm lược của Mỹ... và ngay khi Nga và Trung Quốc thông qua, đó có thể sẽ là sự kết thúc của quân đội Hoa Kỳ".
Vậy nguồn cơn, thực chất và sự tác động của nó trong kế hoạch "First Strike" là như thế nào?
Tại sao?... Để cung cấp cho độc giả một cái nhìn tổng thể, trong phạm vi một bài viết là không thể, vì thế chúng ta buộc phải lần lượt đi từ các nội dung, nếu như muốn có nhận thức trọn vẹn...

Phần 1: Bretton Woods - Ngai vàng gãy chân của Mỹ!

Năm 2005 khi Trung Quốc có GDP vượt Nhật Bản chỉ đứng sau Mỹ thì giới học giả, trí thức Trung Quốc gào thét rằng, đã đến lúc Trung Quốc chiếm ngai vàng của Mỹ, thống trị thế giới.
Rồi, năm 2010, Trung Quốc xuất bản cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ" của đại tá Lưu Minh Phúc-giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội, thuộc trường Đại học Quốc phòng Trung Quốc.
Cuốn sách vừa xuất bản tại Bắc Kinh đã trở thành sách bán chạy nhất. Hầu như không có một phản ứng trái chiều nào từ cuốn sách này, mặc dù nội dung cuốn sách nêu các biện pháp soán ngôi Mỹ rất "cải lương" phi thực tế. Sách chỉ có giá trị kích động, đến mức, đọc xong sách này, nhà báo Jeffrey Schmidt thốt lên: "Trung Quốc đã tháo găng tay và đang thách thức sự thống trị thế giới của Mỹ".
Muốn lật đổ "ngai vàng" của Mỹ thì đương nhiên là không đơn giản vì nó được Mỹ bảo vệ bằng một lực lượng quân sự hùng mạnh, nhưng ít nhất anh phải xác định "ngai vàng" của Mỹ là cái gì, nó ở đâu...để mà nhắm tới, còn nếu không thì chỉ là con thiêu thân...
Giấy phép in tiền cho Cục dự trữ Liên bang
Vào năm 1941, tại khách sạn Mount Washington ở Bretton Woods, New Hampshire. Cuộc tụ họp lịch sử bao gồm 730 đại biểu từ 44 quốc gia đồng minh...đã ra đời một thỏa thuận "Bretton Woods"...
Theo đó, về cơ bản, tất cả các loại tiền tệ được gắn liền với đồng dollas Mỹ và được chốt lãi suất cố định với vàng...Tức là đồng dollars Mỹ hoàn toàn chuyển đổi thành vàng với lãi suất cố định là 35 dollars một ounce trong cộng đồng kinh tế toàn cầu.
Sự chuyển đổi quốc tế sang vàng đã làm giảm bớt mối quan tâm về chế độ tỷ giá cố định và tạo ra một cảm giác về an ninh tài chính giữa các quốc gia trong việc Pegging (hành động thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định giữa hai loại tiền tệ) giá trị đồng tiền của họ với đồng dollars.
Rõ ràng, cách bố trí Bretton Woods cung cấp một lối thoát hiểm: nếu một quốc gia cụ thể không còn cảm thấy thoải mái với đồng dollars, họ có thể dễ dàng chuyển đổi đồng dollars của họ thành vàng.
Sự sắp xếp này giúp khôi phục lại sự ổn định cần thiết trong hệ thống tài chính, nhưng nó cũng đã hoàn thành một điều rất quan trọng khác: Thoả thuận Bretton Woods lập tức tạo ra nhu cầu toàn cầu mạnh mẽ đối với đồng dollars Mỹ như là phương tiện trao đổi được ưu tiên. Và, tất nhiên, nhu cầu về một nguồn cung lớn dollars là tất yếu...
Chính phủ Mỹ, trên danh nghĩa, hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ này, vì chính điều này đã cấp cho chính phủ Mỹ một "giấy phép" in tiền. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là chính phủ Mỹ "có tiếng nhưng không có miếng" khi quyền in tiền nằm trong tay Ngân hàng Trung ương tư nhân và Cục dự trũ Liên Bang (FED).
Để dành quyền in tiền cho chính phủ, ngày 4/6/1963, J. Kennedy ký sắc lệnh tổng thống No. 11110, theo đó, trao quyền in tiền cho Bộ tài chính Mỹ. Đây là các tờ "dollars Mỹ" đích thực có mệnh giá 2 USD và 5 USD mang dòng chữ "A banknote of the United States" thay vì là "A banknote of the Federal reserve" đã được in ra.
Kennedy đã làm điều này đúng luật, trả lại quyền in tiền cho chính phủ Mỹ. Tuy nhiên, các lãnh đạo FED thấy điều đó là sự phản bội tồi tệ, sau tất cả, chính họ đã đặt Kennedy lên ghế tổng thống. Các nhà lãnh đạo FED đã lo sợ hành động của Kennedy khi việc in mệnh giá lớn hơn sẽ tiếp nối mệnh giá nhỏ, và tương lai Kennedy sẽ đẩy FED hoàn toàn ra khỏi quyền in tiền là không xa.
Với sắc lệnh Tổng thống No.11110, Kennedy tưởng rằng đã bắt đầu quá trình loại bỏ êm dịu FED ra khỏi quyền in tiền, nhưng thật đáng buồn nó cũng chính là bản án tử hình cho J. Kennedy. Vào ngày 22 tháng 11 năm 1963 Kennedy bị ám sát.
Kể từ đó, chẳng còn TT Mỹ nào dám thử tự in tiền nữa, cho dù sắc lệnh tổng thống No.11110 vẫn còn nguyên hiệu lực (bất kỳ ai lên thay Kennedy bãi bỏ sẽ trái luật).
Rốt cuộc, FED vẫn nắm chắc quyền in tiền và do đó, người thụ hưởng chính của nhu cầu toàn cầu tăng lên đối với đồng USD là ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự trữ Liên bang...
Bạn đã bao giờ tự hỏi tại sao dòng đầu tiên đập vào mắt trên tờ dollars Mỹ là Dự trữ Liên bang (Federal Reserve Note)? Câu trả lời là đơn giản là dollars Mỹ được Cục Dự trữ Liên bang Mỹ in ra.
Như vậy, Cục dự trữ liên bang Mỹ có một mối quan tâm rõ ràng trong việc duy trì nhu cầu toàn cầu ổn định và ngày càng tăng đối với đồng dollars Mỹ vì họ tạo ra chúng và sau đó kiếm được lợi nhuận với lãi suất mà họ đặt ra. Quá tuyệt vời.
Tất nhiên, người tiêu dùng Mỹ, Chính phủ liên bang và Cục Dự trữ Liên bang đều có lợi cho các mức độ khác nhau từ nhu cầu toàn cầu đối với đồng dollars Mỹ bắt nguồn từ thỏa thuận Bretton Woods.
Cú "shock Nixon" 1971, trò chơi "Bretton Woods" kết thúc!
Dưới thời Johnson cầm quyền, cuộc chiến Việt Nam đã khiến nợ quốc gia là 354 tỷ USD, đến thời Nixon cuộc chiến chưa kết thúc đã khiến chính phủ Mỹ mắc nợ thêm 121 tỷ đưa tổng số nợ lên 475 tỷ USD, một con số kỷ lục khổng lồ thời đó. Nợ tăng lên này, cộng với các khoản nợ khác phát sinh từ một loạt các chính sách tài khóa và tiền tệ nghèo nàn, là điều rất có vấn đề với vai trò tiền tệ của Mỹ...
Nhưng đó không phải là các vấn đề tài chính của Mỹ khiến cộng đồng kinh tế quốc tế quan tâm nhất mà thay vào đó, sự mất cân bằng về dự trữ vàng của Mỹ đối với mức nợ mới là điều đáng báo động nhất.
Hoa Kỳ đã tích luỹ rất nhiều khoản nợ mới nhưng không có tiền để trả. Tình hình tồi tệ hơn, dự trữ vàng của Mỹ ở mức thấp nhất ở mọi thời đại khi nhiều quốc gia bắt đầu yêu cầu vàng từ Mỹ để đổi lấy đồng dollars của họ nắm giữ.
Tình hình đã khiến Mỹ mắc kẹt, buộc phải cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas).Mỹ đã chảy máu vàng, và Washington biết hệ thống dollars cho vàng theo Bretton Woods không còn khả thi.
Ngày 15/8/1971, Tổng thống Mỹ Nixon tuyên bố "đóng cửa sổ vàng". Theo đó, đồng dollars chính thức từ bỏ tiêu chuẩn vàng. Trò chơi theo thỏa thuận Bretton Woods này kết thúc...cũng có nghĩa "ngai vàng Bretton Woods" mà Mỹ ngồi lâu nay đã "gãy chân" đã đến lúc thay thế...
Có thể nói, việc tuyên bố "đóng cửa sổ vàng" của Tổng thống Mỹ Nixon là một quyết định cực kỳ sáng suốt của giới chính trị, kinh tế, tinh hoa của nước Mỹ. Tất nhiên, Mỹ không chỉ dừng lại ở đó mà một chiến lược tiếp theo để duy trì đồng dollars thành chúa tể thế giới cực kỳ ngoạn mục...
Mỹ lại thiết lập và ngồi lên một "ngai vàng" khác vững chãi, chắc chắn, hơn bao giờ hết. "Ngai vàng" mang tên "Hệ thống petrodollars" trứ danh chứng tỏ uy lực từ năm 1975 đến nay đã đưa Mỹ trở thành một quốc gia bá chủ thế giới thực thụ...

Phần 2: Hệ thống Petrodollars - Ngai vàng hiện đại của Mỹ

Sự phát triển của loài người đã trải qua nhiều thời kỳ đồ đá, đồ đồng....và bây giờ là thời dầu mỏ. Khác với vàng, dầu mỏ dùng để sản xuất, tiêu thụ, hoạt động mà thiếu nó loài người trở về thời kỳ trung cổ...Do vậy, dầu mỏ và thành phần của nó hầu như có mặt trong toàn bộ đời sống, hoạt động của loài người hiện đại...
Hiện nay thế giới tiêu thụ hơn 100 triệu thùng dầu trong một ngày, một số lượng khổng lồ được hút lên từ lòng đất...vì thế ai làm chủ được nguồn cung dầu mỏ là làm chủ được nền kinh tế toàn cầu...
Người Mỹ đã nhận ra điều này và sau khi kết thúc trò chơi "dollars cho vàng", họ đã thực hiện một kế hooạch mới là "dollars cho dầu" hay Petrodollars.
Có thể nói "Petrodollars" đã thể hiện tầm nhìn xa của các nhà tinh hoa chính trị-kinh tế nước Mỹ. Chính hệ thống Petrodollars đã biến đồng dollars trở thành một đồng tiền chung của quốc tế mà không ai có thể cưỡng lại khiến cho nước Mỹ ngồi chắc trên ngai vàng bá chủ thế giới hiện đại.

Vậy Petrodollars là gì?

Trả lời ngắn gọn, cốt lõi nhất cho câu hỏi này là, tất cả dầu khai thác được đều phải dùng dollars để mua. Chấm hết.
Arabia Saudi là quốc gia có trữ lượng và số lượng khai thác dầu mỏ lớn nhất thế giới được Mỹ nhắm tới và một thỏa thuận Mỹ-Arabia Saudi ra đời, theo đó:
Mỹ sẽ bảo vệ quân sự cho các mỏ dầu của Arabia Saudi. Mỹ cũng đồng ý cung cấp vũ khí cho Saudi, và có lẽ quan trọng nhất là đảm bảo bảo vệ ngai vàng hoàng tộc nhà Saudi khỏi bị Israel xâm lược, lật đổ (thời đó Israel được coi như một quốc gia "sát thủ", hùng mạnh trong cuộc chiến Trung Đông).
Đổi lại, Arabia Saudi phải đáp ứng 2 điều khoản:Nhà Saudi phải từ chối tất cả các loại tiền tệ khác để thanh toán cho việc mua dầu mỏ ngoại trừ đồng dollars.
Arabia Saudi sẽ mở cửa cho đầu tư tiền dư thừa thu được từ bán dầu của họ vào chứng khoán nợ của Hoa Kỳ.
Có thể coi đây là một cú "trúng thầu" của Mỹ tại Arabia Saudi mà không chỉ thế, Mỹ còn "trúng thầu" toàn bộ các nước Ả Rập tại Trung Đông. Bởi vì đến năm 1975, toàn bộ OPEC cũng đều thực hiện 2 điều khoản này để đổi lấy "hợp đồng bên B" của Mỹ.
Như vậy, với bộ óc thông minh thiên tài của giới tinh hoa chính trị Mỹ, đặc biệt là Nixon và Kissinger, họ đã thành công khi tiếp tục duy trì nhu cầu toàn cầu của đồng dollars sau thất bại của Bretton Woods. Không chỉ thế, nó còn được tăng mạnh khi hệ thống Petrodollars đã hoạt động khi nhu cầu về năng lượng dầu mỏ ngày càng tăng trên thế giới.
 
Henry Kissinger gặp Vua Faisai của Ả Rập Xê Út để xây dựng nền hệ thống đô la dầu mỏ

Lợi ích "khổng lồ" của Petrodollars

Lợi ích đầu tiên, phải đề cập đến là Hệ thống Petrodollars đã "khuyến khích" xuất khẩu giá rẻ sang Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được hưởng lợi lớn từ các quốc gia trên thế giới (thế mới gọi là bá chủ)...
Cả thế giới này quốc gia nào cũng cần dầu, mua dầu, vậy làm sao có đồng dollars để mua?
Cách dễ nhất để có được tiền dollars Mỹ là thông qua các thị trường ngoại hối. Tuy nhiên, đây không phải là một giải pháp lâu dài hữu hiệu vì nó rất tốn kém. Do đó, nhiều quốc gia đã lựa chọn phát triển chiến lược xuất khẩu sang thị trường Mỹ để có dollars mua dầu...
Chẳng hạn, Nhật Bản có rất ít tài nguyên thiên nhiên nên phải nhập khẩu một số lượng lớn hàng hóa, bao gồm dầu mỏ. Muốn có nhiều tiền dollars Mỹ để mua dầu thì tất cả các hàng hóa phải xuất sang Mỹ để thanh toán tiền dollrs.
Trung Quốc trước đây, khi Nga chưa nổi đình nổi đám như hiện nay, cũng vậy thôi đều coi Mỹ là thị trường lớn, sống còn, là "công trường thế giới" (chủ yếu của Mỹ) mà không có nó thì không chỉ thất nghiệp mà không có tiền dollars để mua dầu...
Rốt cuộc hàng hóa, dịch vụ giá rẻ (vì bị ép giá) và tiên tiến nhất, tốt nhất, là tinh hoa của nhân loại (cho xuất khẩu) ùn ùn đổ về Mỹ, người tiêu dùng Mỹ được lợi quá lớn.
Điều thú vị nhất là, nếu như trước đây trong thời kỳ Bretton Woods, Mỹ phải buộc cung cấp tiền thật (vàng) để đổi lấy dòng tiền giấy giả (tờ dollas) thì giờ đây ngược lại, các quốc gia buộc phải đem vàng, hàng hóa (tiền thật) để đổi lấy (tờ giấy lộn) dollars. Hay hơn nữa là cái "tờ giấy lộn màu xanh" này lại do Mỹ in ra...
Và tiếp theo, đây là lợi ích chính, cốt lõi của hệ thống Petrodollars:
Hệ thống Petrodollars, về bản chất, Mỹ nhận được khoản vay kép từ mỗi giao dịch dầu mỏ trên toàn cầu từ 2 điều khoản trên, cụ thể:Bất kỳ quốc gia nào đều phải mua dầu mỏ bằng tiền dollars của Mỹ.
Lợi nhuận vượt trội của các quốc gia sản xuất dầu sau đó được đưa vào các chứng khoán nợ của chính phủ Mỹ được tổ chức tại các ngân hàng phương Tây.

Petrodollars đã đem đến cho nước Mỹ 3 cái lợi lớn trong thấy:

1- Làm tăng nhu cầu toàn cầu của đồng dollars của Mỹ.
Rõ ràng khi nhu cầu về dầu của thế giới tăng mạnh thì nhu cầu cần dollars để mua nó càng tăng. Đến đây FED sẵn lòng để in ra dollars để cung cấp, để cho vay...nếu bạn cần và theo ý muốn của FED. Giấy phép in tiền của FED được cấp trở lại sau khi Mỹ "đóng cửa sổ vàng".
Và thực tế, "ấn phẩm" của Cục dự trữ Liên bang (FED) thực sự đã cho các nhà tài phiệt chính trị tại Washington chi tiêu nhiều hơn, tạo ra trạng thái phúc lợi và chiến tranh...mà như Cố vấn hàng đầu của Kremli ông Sergey Glazyev đã tuyên bố ở phần đầu bài viết...

2- Làm tăng nhu cầu toàn cầu với chứng khoán nợ Mỹ.
Một trong những khía cạnh nổi bật nhất của hệ thống petrodollar là yêu cầu các quốc gia sản xuất dầu lợi nhuận dầu dư thừa của họ và đặt chúng vào chứng khoán nợ Mỹ ở các ngân hàng phương Tây.
Đây là sách lược gọi là " tái chế petrodollar " bởi Henry Kissinger đã đặt ra. Thông qua việc sử dụng độc quyền dollars cho các giao dịch dầu, và sau đó gửi lợi nhuận quá mức của họ vào chứng khoán nợ Mỹ, hệ thống petrodollar là một "giấc mơ trở thành sự thật" cho một chính phủ chi tiêu như Hoa Kỳ.
Chi tiêu thỏa mái, đến nay nợ quốc gia của Mỹ đã có một con số khổng lồ là 19.160 tỷ USD, đã khiến đôi ba lần chính phủ đứng trước nguy cơ đóng cửa nhưng chỉ cần một vài "thao tác" của FED là chính phủ Mỹ hoạt động trở lại như đã thấy...

3- Tất nhiên, Mỹ có thể dùng tiền Mỹ, thứ giấy mà chỉ duy nhất Mỹ in ra được, để mua dầu.
Tất cả các quốc gia phải mua dầu bằng dollars kể cả Mỹ, nhưng với Mỹ có sự khác biệt là Mỹ thanh toán 100% lượng dầu nhập khẩu bằng chính ngay "tờ giấy" mà mình in ra. Thử hỏi trên thế giới này có quốc gia nào, ngoài Mỹ, có thể in tiền để mua dầu và sau đó các quốc gia sản xuất dầu lại giữ nợ cho tiền in đó?
Để có thể quản lý kế hoạch in tiền tệ rộng lớn và toàn cầu, Mỹ và các đồng minh ở Tây Âu đã thành lập vào năm 1973 cái gọi là Hiệp hội Toàn cầu Hệ thống Thông tin Tài chính liên ngân hàng (SWIFT) - hệ thống nhắn tin kết nối với mọi ngân hàng trên thế giới và chuyển hàng tỷ đô la mỗi ngày.
Hệ thống nhắn tin SWIFT là yếu tố sống còn đối với sức khoẻ của toàn bộ nền kinh tế toàn cầu và được Mỹ đã sử dụng như một "vũ khí chiến tranh" khi Obama đã ra lện ngắt kết nối cho Iran khiến Iran rơi vào hỗn loạn về kinh tế...
Như vậy có thể nói, hệ thống Petrodollars là một công cụ để Mỹ bá chủ thế giới có hiệu lực. Có nó là có tất cả và "1% người Mỹ tại phố Wall" sẽ làm tất cả để không ai có thể động đến hệ thống Petrodolallrs này, sẵn sàng dùng sức mạnh quân đội để ra tay.
Nhận xét: Tất cả những thứ trên đều hoạt động trơn chu cho đến khi nước Nga của Putin xuất hiện. Nga sẵn sàng bán dầu mỏ, khí đốt để đổi lấy đồng tiền khác ngoài đôla Mỹ và thông qua đó phá đi vị thế độc quyền của đồng đôla dầu mỏ. Một số nước khác như Iran cũng theo gương và loại bỏ đôla Mỹ khỏi giao dịch dầu mỏ của họ.

Không chỉ có vậy, Nga cùng Trung Quốc còn tích cực xây dựng một hệ thống tài chính độc lập với hệ thống tài chính Mỹ. Thông qua đó, họ cho thế giới một lựa chọn thoát khỏi đồng đôla Mỹ. Đột nhiên, Mỹ không còn có thể in ra nguồn tiền vô tận để phung phí vào các cuộc chiến tranh và duy trì vị thế bá chủ thế giới của họ nữa.

Đó là lý do tại sao đồng đôla dầu mỏ là thứ tạo nên sức mạnh, đồng thời cũng là gót chân Asin của Đế chế Hoa Kỳ. Như một con nghiện vật vã khi bị cắt thuốc, các thế lực ngầm đang cai trị Mỹ sẽ làm mọi cách để đảo ngược tình thế, như chúng ta đã thấy tại Libya, Ukraine, Syria, v.v... Tuy nhiên sự sụp đổ của Đế chế Hoa Kỳ là điều tất yếu, và nó đang đến rất gần.