The outliers có lẽ là cuốn self-help bán chạy nhất của ông. Outliers là một khái niêm trong Toán học ý chỉ những điểm nằm ngoài đường tròn, nhưng theo góc nhìn xã hội thì The outliers ở đây chính là Những kẻ xuất chúng với những thiết kiến thay đổi toàn nhân loại và vang danh muôn nơi. Cuốn sách chính là sự lý giải sâu sắc về thành công của những người này, giúp bạn có cái nhìn đúng đắn hơn về những yếu tố giúp một người thành cồng, nhờ đó mà gây dựng thành công cho chính mình.
Trong khuôn khổ bài viết này, mình xin phép được trình bày những bí mật của thành công đã được mình trắc lọc và tóm gọn từ cuốn sách này.
1. CƠ HỘI chính là chìa khóa then chốt sau cùng
Nắm bắt và tạo ra cơ hội cho chính mình là cách duy nhất mà bạn có thể thể hiện năng lực trong công việc và được thăng chức. Đây chính là điều khác biệt giữa những quản lý trẻ và chuyên viên lâu năm, mặc dù một quản lý trẻ sẽ ít kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn hơn những nhân viên kỳ cựu khác nhưng họ có đủ những phẩm chất và năng lực cần cho một vị trí quản lý như: kỹ năng tổ chức và làm việc nhóm, kĩ năng quản lý thời gian hay khả năng lãnh đạo, thuyết phục. Nhưng quan trọng hơn cả là biết nắm bắt cơ hội. Bởi lẽ những kĩ năng trên có thể tự rèn luyện theo thời gian, họ sẽ khó có thể vươn lên một vị trí cao hơn khi tuổi đời còn trẻ nếu không dám làm dám nghĩ, dám thử thách bản thân và xung phong với những dự án mới, lì lợm và tự tin, có như thế mới bộc lộ được phẩm chất lãnh đạo của họ.
Đọc đến đây chắc nhiều bạn sẽ tự hỏi: Đấy là trong môi trường công sở, thế còn những kẻ xuất chúng trong lĩnh vực khác như thể thao, nghệ thuật hay khoa học thì sao? Những người ấy đâu cần gì đến mấy cái tố chất lãnh đạo? Đó mới là vấn đề. Thực ra để mà nói mấy người đó không cần nắm bắt cơ hội cũng không đúng như bạn không thể đánh trúng quả bóng chày nếu bạn không căn đúng khu vực chuẩn mà bóng rơi vào hay bạn cũng không thể trở nên nổi tiễng nếu bạn từ chối mọi show diễn, chỉ là cách tiếp cận cơ hội của họ khác thôi. Nhưng cái đó không phải là chủ đề chính trong cuốn sách. Những điều tác giả đề cập đến có thể đi ngược lại với suy nghĩ của nhiều người về thành công và một trong số đó chính là việc những thiên tài này được tạo cơ hội.
Đúng thế, có một thực tế rằng các huấn luyện viên ( theo sách ) thường có xu hướng tuyển chọn những đứa trẻ sinh vào những tháng đầu năm và tập trung huấn luyện chúng vào các đội tuyển vì những đứa trẻ này có suy nghĩ trưởng thành hơn những bạn cùng trang lứa chứ không hoàn toàn là năng lực. Điều này cũng xảy ra tương tự đối với các rich kids, những đứa trẻ con nhà giàu thường được bố mẹ chú trọng giáo dục cả về kiến thức và giao tiếp xã hội hơn những đứa trẻ con nhà trung bình hay nhà nghèo. Không giống các bạn bè khác thường dành cả mùa hè để rong chơi, những đứa bé này vì được cha mẹ chú trọng giáo dục nên họ phải tuân theo một thời gian biểu và ít có thời gian vui chơi hơn. Điều đó giúp những rich kids này không bị quên kiến thức và học tập dễ dàng hơn trong năm học tiếp theo. Ngoài ra, vì được bố mẹ chú trọng đầu tư giáo dục toàn diện, những con nhà trâm anh thế phiệt này có xu hướng năng động, hòa nhập và giao tiếp tốt.
Các bạn cúng không cần phải xoắn đâu vì theo mình không phải rich kids nào cũng thế và thường thì chỉ đối với những gia đình mà cha mẹ của chúng tự thân làm giàu.
2. Thời thế thế thời
Thời đại bạn sống ảnh hưởng rất lớn đến thành công của bạn. Nó là một phần trong "việc được tạo cơ hội" cho những kẻ xuất chúng. Một ví dụ điển hình được nói đến trong sách là tỷ phú Bill Gates. Ông được biết đến là người đã sáng lập ra Microsolf, hệ điều hành Windows đã thay đổi cách con người ta tiếp cận công nghệ thông tin, giúp mở ra một thời kì mà nhà nhà người người dùng máy tính, đẩy nhanh quá trình phát triển của nhân loại vì giờ đây, máy tính không còn là một thứ hàng xa xỉ và khó dùng nữa. Nhưng liệu sự vĩ đại ấy có đơn thuần là do một tay Bill Gates tự định đoạt ?
Câu trả lời là không hoàn toàn, thực tế Bill Gates đã được tạo điều kiện. Được sinh ra trong một gia đình giàu có, được sinh ra trong thời kì công nghiệp 3.0, được giới thiệu với một ngôi trường đại học nơi có hiệu trưởng và ban phụ huynh sẵn sàng chi tiền ra cho những chiếc máy tính công kềnh, đắt tiền. Mạc dù bỏ học tại Havard, ông vẫn chấp nhận dành gần như cả quãng đời đại học tại phòng máy, nghiên cứu, mày mò thâu đêm suốt sáng rồi tích lũy đủ 10000 giờ theo quy tắc, thành công ngoài sức tưởng tượng. Các bạn có thể nói đó là nhờ đam mê và nỗ lực nhưng nếu không có những sự may mắn đó thì liệu Bill Gates có thể thể hiện những tố chất đó, liệu ông có tìm thấy được đam mê cho mình, giúp ông thành công rực rỡ như ngày nay?
Chúng ta có thể lấy những ví dụ gần đây nhất về những người thành công trong thời đại 4.o, những cơ hội đổi đời đó đa số điều đến từ "một sự thiếu sót" khiến họ trở thành những kẻ tiên phong như Google, Yahoo, Facebook, etc. Tất cả những nhà sáng lập kể trên đều nắm bắt được.cơ hội trời cho nhưng họ cũng thật may mắn khi hầu hết đều sinh vào thế hệ 7x để khi bước vào những năm 2000 cũng là lúc thời đại kỹ thuật số phát triển mạnh và lúc này, ít nhất họ cũng gần 30, đúng vào cái tầm tuổi họ vừa tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ, vừa đủ trưởng thành chín chắn.
3. VĂN HÓA tạo ra suy nghĩ, suy nghĩ tạo ra hành động, hành động tạo ra thói quen, thói quen tạo ra tính cách, và tính cách quyết định số phận
Chắc bạn cũng khá quen thuộc với câu nói ở trên rồi, nhưng bạn có bao giờ tự hỏi những suy nghí của ta xuất phát từ đâu chưa? Tại sao lại có người suy nghĩ tích cực và tiêu cực? Vì cớ gì mà ta lại có những suy nghĩ đấy? Đó chính là sự tác động của xã hội xung quanh nơi bạn sống.
Hồi những năm đầu đời, chúng ta không hay suy nghĩ gì, chúng ta chỉ là những đứa trẻ con trong sáng và hồn nhiên, thế giới xung quanh đều thật mới lạ khiến chúng ta đôi khi vô thức tiếp nhận mọi suy nghĩ và hành động của những người xung quanh. Chính những trải nghiệm đầu đời ấy đã vô tình đi vào trong tiềm thức và sau này lớn lên, ta thường có một vài suy nghĩ tự động trong đầu khi bộ não được đề cập đến một vấn đề nào đó dựa trên nền tảng tiềm thức của chúng ta. Tin vui là bạn hoàn toàn có thể tập kiểm soát nó nhưng điều này cũng thật khó khăn khi có một số thứ thuộc về văn hóa truyền thống, những thứ đã in sâu vào máu của người dân bản địa thuộc vùng đất ấy.
Những di sản văn hóa ấy là thứ ảnh hưởng cực mạnh đến cách suy nghĩ, hành động, thói quen ứng xử giao tiếp về lâu về dài của bạn. Như đã nói ở trên, nó gần như quyết định số phận của bạn. Đay cũng chính là điều quan trọng nhất ảnh hưởng tới tương lai của bạn. Thật tình cờ và ngẫu nhiên làm sao khi những kẻ xuất chúng đều được lớn lên trong một môi trường tốt đẹp, hậu thuấn cho thành công hay chí ít thì họ cũng được định hướng đúng đắn để tránh khỏi những thứ tiêu cực từ văn hóa.
Di sản văn hóa dù sao nhìn chung đa số là những truyền thống tốt đẹp nên mới được cả một cộng đồng gìn giữ và phát huy như vậy. Mình tin rằng những gì tiêu cực còn sót lại không sớm thì muộn cũng sẽ phai mờ dần theo xu thế hội nhập ngày càng mở rộng như ngày nay.
Lời kết
Đến cuối cùng mình nghĩ dù sao bạn cũng không nên thất vọng vì nhận thấy môi trường xung quanh không hỗ trợ bạn để thành công. Một câu nói nổi tiếng trong cuốn Nhà giả kim đã nói rằng Khi bạn thực sự mong muốn một thứ gì đó, cả Vũ trụ sẽ chung tay giúp bạn đạt được thứ đó. Nên nếu bạn là một người cực kì khao khát thành công thì một lúc nào đó, may mắn sẽ đến với bạn. Mình tin rằng may mắn được chia đều cho tất cả mọi người. Bạn cũng có thể coi việc đọc được cuốn sách hay bài viết này là một may mắn cũng được : ))
Mỗi người tồn tại trên đời đều có lý do của họ và những kẻ xuất chúng cũng vậy. Nhưng một điểm chung là tất cả đều khác biệt, họ toả sáng trong các lĩnh vực khác nhau theo cách riêng của họ. Mỗi chúng ta đều là từng cá thể đơn lẻ, không ai giống ai nên cũng đừng tự dằn vặt bản thân phải thành công giống ai khác. Chỉ cần hoàn thành lẽ sống thì ai cũng đều thanh bình và hạnh phúc.
0 comments: