Như một người từng trãi qua những cảm xúc đó, mình hiểu rõ những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt khi cố gắng thay đổi và tạo ra những thói quen mới. Mình đã cảm thấy sự thất bại đầy thất vọng khi những nỗ lực ban đầu dường như bị lãng phí. Mình đã phải đối mặt với những thói quen xấu khiến cuộc sống trở nên mệt mỏi và thiếu động lực. Tuy nhiên, cuốn sách "Atomic Habits" của tác giả James Clear đã đưa ra cho mình một cái nhìn mới về cách tạo thói quen và đánh bại những rào cản trong cuộc sống.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về cuốn sách "Atomic Habits" và những giải pháp mà tác giả James Clear đã đề xuất để giúp chúng ta tạo ra những thói quen tích cực và loại bỏ những thói quen tiêu cực. Mình sẽ chia sẻ với bạn những ý tưởng quan trọng và bài học mà tôi đã học từ cuốn sách này, và cách chúng đã thay đổi cuộc sống của tôi. Hãy cùng nhau khám phá cuốn sách "Atomic Habits" và cách nó có thể giúp bạn thực hiện những thay đổi tích cực trong cuộc sống của mình.
Không phải loài mạnh nhất hoặc thông minh nhất mà tồn tại, mà là loài có khả năng thích nghi tốt nhất với thay đổi.
Charles Darwin
Cơ Duyên Đến với Sách
Mình biết đến quyển này vào một năm trước thông qua video: Cách học 12 giờ/ ngày.
[Đây là kênh youtube chuyên về study with me, và anh có một năng suất học đỉnh cao khi anh stream việc học của mình một ngày 12 giờ]
Khi này mình chẳng thế mua mà mua cũng không có thời gian để đọc vì tần suất học của năm 12 khủng khiếp quá. Nhưng nếu được quay ngược thời gian mình chắc chắn sẽ cho bản thân một quyển Atomic Habits vào thời điểm đó.
Khi bắt đầu bước chân vào thành phố, mình có một mục tiêu là cày thật nhiều sách và phát triển bản thân một cách tối ưu. Ngày 17/9, quyển sách đầu tiên mình mua ở Sài gòn đó là quyển Atomic Habits này. (Mình đọc hết quyển này vào 10/10 và yên tâm mình không phải dạng đọc cho có nên bạn có thể tin tưởng, đọc quả review của mình trước khi quyết định mua sách).
Bằng chứng về việc mình đọc có ghi chú và highlight. |
Nội Dung Sách
Atomic Habits về cơ bản nói về cách xây dựng các thói quen tốt và loại bỏ các thói quen xấu. Tác giả James Clear đã tương đối gây ấn tượng với người đọc khi mở đầu ông dẫn một câu chuyện của bản thân vào phần giới thiệu của chương sách. Có thể tóm gọn phần giới thiệu như sau:
" Tôi James Clear khi học trung học tôi bị một cây gậy vung vào mặt và điều đó khiến tôi bị tụt dóc về mặt suy nghĩ lẫn hành vi. Nhưng nhờ sức mạnh của các thói quen nhỏ, tôi đã dần dần sống một cuộc sống mà bao người mơ ước. Sau đó tôi viết quyển này để chia sẻ những thông tin và kỹ năng mà tôi nghiệm ra để có được cuộc sống như ngày hôm nay."
Well, một lời giới thiệu không thể nào tò mò hơn và chả có thằng nào trên đời không quyết định đọc hết quyển này cả. Nhưng xin lưu ý lần nữa, tôi là một thằng có ác cảm với self help, chỉ sau khi đọc xong quyển này tôi mới thay đổi suy nghĩ của mình theo hướng tích cực hơn.
Xuyên suốt quyển sách là hằng hà sa số những ví dụ và kỹ thuật trong việc xây dựng thói quen, có thể phân rõ motif của quyển sách theo hướng như sau: Ví dụ về một cá nhân hay tập thể nào đó đang gặp một số vấn đề trong công việc, cuộc sống --> Cá nhân hay tổ chức đó tìm được cách để giải quyết vấn đề --> Bài học rút ra --> Cách áp dụng bài học đó vào cuộc sống --> Tóm tắt chương sách.
Motif Atomic Habits |
Ghi chú cá nhân: Tôi chưa đọc Đắc Nhân Tâm nhưng tôi tin chắc không ít thì nhiều đây cũng là motif của quyển Đắc Nhân Tâm vì thế sách self help mới được tôn sùng như vậy.
Theo cảm nhận của tôi, những ví dụ của Atomic Habits là những ví dụ có thật, người thật việc thật nên bạn hoàn toàn có thể tin tưởng và áp dụng. Như cuộc thay đổi số phận của British Cycling, Tuwyla Tharp, El Guerrouj,... đây đều là cá cá nhân hay tổ chức có thật bạn hoàn toàn có thể search để tìm thông tin về họ nên độ uy tín của các phương pháp tác giả nêu ra trong sách có độ tin tưởng ở mức cao.
_______________________________
Dưới đây là một số kỹ thuật quan trọng của quyển sách:
Quy tắt 1%: 1% của hôm nay sẽ chả khác gì 0% của ngày hôm qua. Nhưng về lâu về dài tốt hơn 1% mỗi ngày trong 365 ngày sẽ là tốt hơn 37,78 lần so với ngày bắt đầu; và ngược lại nếu mỗi ngày tệ đi 1% trong 365 ngày thì bạn dường như chỉ còn con số không.
Hình minh hoạ tại web của tác giả |
Căn tính: nếu bạn nghĩ thói quen xuất phát từ các hành vi thì bạn đã sai vì thói quen nằm sâu trong tiềm thức và trong quyển sách này James Clear đã nêu rõ một số các để thay đổi căn tính của bản thân. Để tóm gọn phần này thì giống như việc "làm điều gì đó nhiều bạn sẽ sở hữu căn tính của việc đó". Nhưng để mà phân tích ra nguyên nhân nó như thế nào thì dài lắm (trong sách ghi cũng tầm 3 trang để giải thích và kèm theo là hình ảnh để minh hoạ) và mình thì chưa đủ khả năng để tóm gọn ý của tác giả nhưng mình có thể đưa ra các ví dụ 'kinh điển' để bạn phần nào hình dung.
"Làm điều gì đó nhiều bạn sẽ sở hữu căn tính của việc đó"
Ví dụ 1: Có 2 anh chàng đang cai thuốc, cả 2 đều được hỏi cùng một câu hỏi "Ê ! Làm điếu hong mậy?"
- Anh đầu tiên trả lời:"Xin lỗi, tao đang cai thuốc"
- Anh thứ 2 trả lời:"Xin lỗi, tao không bao giờ hút thuốc"
==> Bạn có thể thấy rõ cả 2 đều từ chối nhưng về sau anh thứ 2 đã cai thuốc thành công và anh đầu tiên thì ngựa quen đường cũ.
Ví dụ 2: Một cô gái nuôi mèo đã hơn 10 năm sẽ sở hữu căn tính của một bác sĩ thú y. Và một cô gái đi vào nhà thờ hơn 20 năm sẽ sở hữu căn tính của một con chiên ngoan đạo.
Nói chung việc hình thành thói quen liên quan phần nhiều từ ý thức chứ không phải hành vi, sau khi đã "hiểu rõ" điều này tác giả mới cấp phép cho ta xem quy trình hình thành một thói quen là phải trải qua 4 quá trình: Tín hiệu --> Cơn thèm muốn --> Phản hồi --> Phần thưởng
Quy trình 1 thói quen hình thành |
Ở các chương về sau tác giả sẽ giải thích rõ từng quý trình và từ đó nêu ra cách hình thành một thói quen tốt và cũng như là loại bỏ các thói quen xấu.
Thề với các bạn luôn là sau khi mình đọc và hiểu những dòng trên thì cuộc sống mình trở nên dễ dàng và thoải mái đến lạ thường. Mình sẽ tóm những ý chính của từng quá trình một.
Tín hiệu: 'tín hiệu' là điều đầu tiên ta nhận được khi bắt đầu một thói quen. Phần lớn 'Tín hiệu' xuất phát từ thị giác, ví dụ như bạn nhìn thấy một dĩa thức ăn, não bạn sẽ nhận được thông tin và phát ra tín hiệu dẫn đến 'phần thưởng' (quá trình 4) "Umm nếu tui ăn dĩa đó tôi sẽ thoả mãn cái bụng bự của tui". Hay là khi bạn nhìn thấy icon facebook chẳng hạn, não bạn sẽ suy nghĩ "Umm nếu tui mở app tui sẽ biết được ai đã tương tác post của mình".
Cơn thèm muốn (lòng khao khát): Mỗi 'cơn thèm' sẽ gắn với một mục đích bạn muốn thay đổi. Thật ra bạn chẳng cần cái quá trình ăn đó, cái bạn muốn thay đổi là khiến bạn đỡ đói, tương tự bạn chẳng cần vào facebook, cái bạn muốn là biết được ai đã react bài của mình. Một âm thanh thông báo có thể kích hoạt cơn thèm muốn vào facebook hay việc nhìn người khác ăn cũng có thể khiến bạn cồn cào. Thế mới nói là "cơn thèm".
Phản hồi: tuỳ vào quá trình 2 (Cơn thèm muốn) mà dẫn đến quá trình 3 "Phản hồi". Bạn càng bị thôi thúc bạn sẽ dể rơi vào việc thực hiện hành vi hay suy nghĩ trong đầu. Nếu bạn fail trong tư duy của mình và khiến cơn thèo muốn lấn át thì việc 'bạn ăn dĩa thức ăn đó hay mở facebook' sẽ gọi là "phản hồi".
Phần thưởng: Cái tên đã nói lên tất cả. Sau khi ăn xong - bạn no và mở facebook - khiến bạn biết được ai đã tương tác bài của mình gọi là 'Phần thưởng'. Phần thưởng là quá trình cuối cùng và nó gắn với mục đích của quy trình 1 (Tín hiệu).
_______________________________
Bạn vừa tìm hiểu sơ lược qua cách hình thành nên một thói quen. Dưới đây là một số kỹ thuật, nhắc lại là một số kỹ thuật (nếu mình nêu ra hết thì sách bán ế mất hmu hmu) mà tác giả đã nêu ra nhằm hình thành thói quen tốt, và loại bỏ thói quen xấu.
_______________________________
Về "Tín hiệu". Dễ dàng thấy rõ, cơ thể ta có 11 triệu thụ thể cảm giác và 10 triệu trong đó là thị giác. Việc tối quan trọng trong việc hình thành thói quen là để ta thấy được điều nên làm và tránh điều không nên.
Ví dụ: Tôi muốn 2 lít nước mỗi ngày --> đặt thùng nước ở nơi bạn hay đến như cửa ra vào, giường ngủ,...
Tôi muốn ngưng việc dùng điện thoại quá đà của mình --> Lấy cái gì đó che điện thoại lại cho nó ra khỏi tầm mắt, nhờ thằng bạn cất giùm,...
Về "Cơn thèm muốn". Charles Darwin từng nói "Trong lịch sử lâu đời của loài người, những ai học được cách hợp tác và ưng biến tốt nhất sẽ chiếm ưu thế". Trong sách, tác giả đã chia ra 3 nhóm:
Nhóm gần gũi: là những người thân. Khi một cá nhân sống trong một gia đình có ba, mẹ, anh, chị bị béo phì thì họ cũng có tỷ lệ béo phì rất cao.
Nhóm số đông: cái này gọi là nhiều người làm thì tôi cũng làm theo. Khi một con tinh tinh ở đàn cũ của chúng, nó học được cách đập vỡ hạt cứng một cách hiệu quả. Nhưng khi chuyển sang đàn mới, một đàn có cách đập hạt cứng kém hiệu quả hơn thì nó lại hạn chế cách đập hạt cứng cũ của mình mà chuyển dần sang cách đập của tụi ở đàn mới.
Quyền lực: Ta sao chép hành vi của những người ta thần tượng. Như việc bạn thích Messi thì ít ra bạn cũng phải xem đá bóng, bạn thích Victor Hugo thì ít ra bạn cũng đọc văn học,...
_______________________________
Khi đã hiểu rõ 3 nhóm trên ta cần phải tỉnh táo để đưa ra hành vi của mình một cách chính xác. Hãy tỉnh táo. Có thể nếu sống trong một gia đình tri thức thì bạn hãy cứ sống và sinh hoạt theo nề nếp gia thế, nhưng nếu sống trong gia đình rượu chè thì bạn không nên giữ gìn và bắt chước các hành vi độc hại đó.
Tương tự thì không phải cứ đông là đúng. Chắc bạn đã nhớ đến thí nghiệm 3 đường thẳng của Solomon Asch rồi.
Thí sinh phải chọn đường bên phải nào giống với đường bên trái nhất |
Thí nghiệm đơn giản, 3 đoạn thẳng, đoạn nào bên phải giống đoạn bên trái nhất. Khi được ở một mình thì các thành viên tham gia thử nghiệm sẽ trả lời rằng đoạn C là giống với đoạn ban đầu nhất. Nhưng với bối cảnh một nhóm 8 người và 7 người (làm chim mồi) trả lời hình A là hình giống nhất thì thành viên tham gia thử nghiệm sẽ trả lời là A.
Bạn thấy sự đáng sợ của số đông chứ? Không phải lúc nào số đông cũng đúng. Vì thế nếu sống trong một khu nghiện ngập và bạo lực, mà bạn lấy nghiện ngập và bạo lực ra là thước đo thì bạn sai rồi. Nhưng nếu bạn bỏ thời gian, đi các quán cà phê sách, tham gia câu lạc bộ, bạn sẽ tiếp xúc với những cá nhân mang tư tưởng tích cực hơn. Dù sao thì "Trung bình 5 người bạn thân nhất của bạn sẽ tạo ra tính cách của bạn" mà.
Trung bình 5 người bạn thân nhất của bạn sẽ tạo ra tính cách của bạn
Ai đó đã từng nói
Nhóm quyền lực thì tuỳ vào góc nhìn của bạn. Nếu bạn thích 1 ông giang hồ đốt xe trên mạng, nói đạo lý, chơi mai thuý, đi tù và bạn nghĩ vậy là chân ái thì bạn cứ học theo. Hay bạn thích một bà cô livestream nói này nói nọ những người nổi tiếng khác và cũng đi tù là chân ái thì bạn cứ việc thích họ, chẳng ai ép bạn thích một người như nào mới là lẽ phải cả. Bạn có thể thích những bài giảng của anh Nguyễn Hữu Trí, bạn thích cách suy nghĩ của thầy Thích Nhất Hạnh, bạn thích một mối tình như Tizi và Đích Lép,... Ngoài kia có bao người thành công, việc bạn thích ai hay trở thành hoàn toàn do bạn quyết định. Cuộc sống bạn do bạn chọn.
Trong lịch sử lâu đời của loài người, những ai học được cách hợp tác và ứng biến tốt nhất sẽ chiếm ưu thế
Charles Darwin
Về "Phản hồi": mình nghĩ đây là quá trình cần đầu tư chất xám nhiều nhất. Tóm gọn cách thay đổi thói quen thông qua "phản hồi" là khiến nó dễ dàng hoặc làm nó khó khăn. Bạn muốn đọc sách nhiều hơn? Hãy để sách ở những nơi bạn hay lui đến như giường ngủ. Bạn muốn viết nhật ký hãy đem theo cây bút và một quyển sổ nhỏ vừa tay. Bạn muốn ngưng việc liên tục vào những web đen trên mạng, hãy cài phần mềm chống web đen (ui thề nó chặn kinh lắm, phải làm cả chục bước mới xoá được cơ 'cơ mà đừng hỏi tại sao tui biết cách xoá app nhé'). Muốn ngưng việc hút thuốc hãy lấy băng keo bao gói thuốc lại, trong lúc bạn cắt băng thì bạn đã kịp nhận ra hành vi sai lầm của mình mà dừng lại rồi.
Về "Phần thưởng": cái 'phần thưởng' này... nó liên quan đến thói quen tốt nhiều hơn. Bạn có thể đánh dấu tích mỗi khi hoàn thành một task nho nhỏ nào đó, nó khiến bản thân bạn thoả mãn trong khoảnh khắc nhất định, hay việc vừa viết nhật ký xong hãy tặng cho bản thân một chầu ăn nho nhỏ hay đơn giản hơn là một buổi đi dạo dưới ánh chiều tàn chẳng hạn? Về thói quen xấu thì bạn có thể nhờ một người bạn của bạn phạt mình cái gì đó sau khi mình vừa thực hiện hành vi bản thân muốn từ bỏ chẳng hạn. Như "Ê mày, tao mà có hút thuốc thì tao bank mày 50k, mày cứ nhắc tao mỗi lần tao hút là tao cho mày liền". Tôi đố bố con thằng nào dám hút tiếp, nhưng nhược điểm là bạn hay hút lén nếu không có thằng bạn, nhưng hãy về nhà và nói với người thân xem, 1 thằng bạn để ra ngoài tránh hút thuốc, một người thân để tránh việc hút thuốc trong nhà.
_______________________________
Phía trên là một phần siêu nhỏ của quyển sách này. Trong sách còn đề cập đến việc chấm điểm hành vì, cách thực hiện thói quen khó một cách dễ dàng, khi nào nên dừng một thói quen hay siêu nhất của quyển sách này theo tôi là việc tận dụng gen của bản thân để phát huy tối đa thế mạnh,... Bạn hãy tự mình cảm nhận sau khi mua sách nhé.
Điều mình thích ở Sách
Đầu tiên là cụm từ "Thói quen nguyên tử" , cái từ nguyên tử ám chỉ việc những thói quen nhỏ nhất nhưng cũng tạo nên một thay đổi lớn lao cho một cá thể.
Điều thứ 2 mình muốn nói là James Clear có tóm tắt chương ở cuối mỗi chương và mỗi chương lớn lại tóm tắt cho các chương nhỏ. Việc này làm cho những bạn đọc sách không có thói quen Highlight dễ dàng bắt gọn ý chính.
Điều thứ 3 là những chú thích, thường thì một số chương liên quan đến việc chấm điểm, test tính cách thì James Clear cũng trích một đường dẫn của ông để cho vào sách. Bạn có thể đọc xong chương đó là mở máy vào làm những gì sách nói ngay trên web, siêu tiện lợi và hữu ích luôn.
Điều thứ 4, sách không gói gọn trong những cách thay đổi thói quen mà còn đó là những câu chuyện, những ví dụ 'có thật'. Điều này sure là nó có diễn ra ngoài đời sống, người khác đã thử và thành công, bạn có thể sẽ bớt mông lung trong quá trình đọc sách vì ngay từ đầu chương bạn đã có điểm tựa rồi.
Điều thứ 5, Như đã nói, sách không chỉ riêng việc thay đổi thói quen. Sau khi đọc xong chương sách về 4 quá trình hình thành thói quen bạn sẽ đọc thêm những kiến thức và kỹ năng bổ sung.
Điều mình không thích ở Sách
Đối với cá nhân mình, như tương đối những quyển self help ngoài kia. Atomic habits là tập hợp những lời khuyên chung chung và lặp đi lặp lại, như bạn phải kiên định, bạn phải rõ ràng, bạn phải kỷ luật, tốt hơn mỗi ngày,... Nhưng để đạt được những cái chung chung đó tác giả lại nêu 'chưa đủ rõ'.
Cái thứ 2 là dù cho có nhiều ví dụ ngoài đời sống nhưng mình thấy sách quá lạm dụng những ví dụ này. Có thể đối với cá nhân hay tổ chức trong sách thì điều này là hiệu quả nhưng với cá nhân độc giả thì sao?
Đôi khi mình khó bị đồng cảm với ví dụ trong sách. Và khi khó đồng cảm bạn biết điều gì xảy ra rồi đấy, bạn sẽ nản đọc chương đó.
Đặc biệt là một số trường hợp áp dụng được với người này nhưng không áp dụng được với người kia và không phải tình huống nào cũng có thể lấy từ sách ra để áp dụng.
Nhưng sau cùng mình vẫn khuyên các bạn nên đọc quyển này. Cá nhân mình thấy đây là một quyển sách rất tích cực, ngoài một số điều phụ thuộc vào sở thích hay kỳ vọng cá nhân thì phần lớn sách đều có thể áp dụng được. Đây là ý kiến riêng của mình và bạn hiểu từ "Ý kiến riêng" là gì rồi đó, hãy để ý kiến riêng của các bạn ở phần bình luận để bản thân mình và các đọc giả khác có góc nhìn đa chiều hơn đối với tác phẩm. Cảm ơn.
Sách này dành cho ai?
Mình tin đây sẽ là quyển sách làm thoả mãn người có căn tính ghét sách self help (như mình). Quyển này dành cho mọi người nhưng ngoài ra một số cá nhân mình highly recommended đọc tác phẩm này như:
1. Người muốn thay đổi thói quen xấu
2. Người muốn phát triển bản thân
3. Người yêu thích việc học hỏi
4. Người tìm hiểu về tâm lý con người
Ngoài ra đây là quyển dài gần 400 trang nên newbie hãy cân nhắc.
Tóm lại
Cuốn sách "Atomic Habits" của James Clear là một tài liệu quý báu về việc tạo ra và duy trì thói quen tích cực. Những nguyên tắc và phương pháp mà tác giả trình bày đã giúp nhiều người thay đổi cuộc sống của họ, cải thiện hiệu suất làm việc, và đạt được mục tiêu cá nhân.
Một trong những điểm mạnh của "Atomic Habits" là cách tác giả minh họa các khái niệm thông qua ví dụ cụ thể và các câu chuyện thực tế. Điều này giúp đọc giả hiểu rõ hơn và áp dụng những nguyên tắc này vào cuộc sống thường ngày.
Tuy nhiên, cũng có một số điểm yếu, như việc cuốn sách có thể dài và lặp lại đôi chút, và không phải tất cả mọi người có thể tìm thấy những ví dụ cá nhân của tác giả phù hợp với tình huống của họ.
Tóm lại, "Atomic Habits" vẫn là một nguồn tư duy và kiến thức hữu ích cho bất kỳ ai muốn thay đổi thói quen, phát triển bản thân, và đạt được mục tiêu cá nhân. Như bạn thấy đó, những "nguyên tử" có thể thay đổi cả một "cá thể".
_______________________________
KhanhTapDoc | 19/10/2023 14:55
0 comments: