Thursday, February 29, 2024

Design Thinking for Data Visualization: A Practical Guide for Data Analysts

Tư duy thiết kế (Design Thinking) là gì?

Tư duy thiết kế (Design Thinking) là một hệ tư tưởng và quy trình giải quyết các vấn đề phức tạp theo cách lấy người dùng cuối (end-user) làm trung tâm, đảm bảo mang lại trải nghiệm và kết quả tuyệt vời cho người dùng. Sáu giai đoạn của tư duy thiết kế, theo David Kelley và Tim Brown, là đồng cảm, xác định, ý tưởng, bản thảo, thử nghiệm và thực hiện. Lối tư duy này nhanh chóng trở thành xương sống trong đường hướng phát triển sản phẩm của nhiều doanh nghiệp quốc tế, vì ngày nay, các sản phẩm phải cạnh tranh nhau với tất cả lợi thế chức năng của mình, chỉ có sản phẩm đáp ứng đúng nhu cầu người dùng trở thành sản phẩm phát triển cuối cùng.


Việc kết hợp các nguyên tắc của tư duy thiết kế có thể giúp cung cấp một khuôn khổ để giải quyết các vấn đề mơ hồ và phức tạp như trong thiết kế một Dashboard. Một nội dung trong giới phát triển sản phẩm, tưởng chừng không liên quan đến Data Analysis lại trở thành giải pháp tiềm năng được nhiều doanh nghiệp quốc tế sử dụng đào tạo Data Analyst xây dựng ‘sản phẩm’ Dashboard trở nên user-centric hơn.

Vậy, Design Thinking quan trọng như thế nào trong việc thiết kế Dashboard?

Tạo nên một Dashboard, một tập hợp các thông tin dữ liệu được trực quan hóa một cách có hệ thống, hữu ích và có giá trị cho doanh nghiệp dần trở thành kỹ năng cạnh tranh quan trọng giữa các Data Analyst. Trong khi doanh nghiệp đang thiếu nguồn dữ liệu khi đưa ra quyết định, thì các chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) đang tiêu tốn tài nguyên cho các Dashboard rực rỡ với thông tin nhiễu loạn.
Ví Data Analyst như một công ty nội bộ, người dùng là các bộ phận khác, dường như sản phẩm chính giúp công ty Data Analyst tồn tại và được đánh giá cao trong doanh nghiệp là Dashboard. Vì vậy, tất cả kỹ năng, công cụ nhằm giúp công ty này có thể xây dựng được một sản phẩm tốt, phục vụ được cho các phòng ban khác là một quy trình không khác gì các sản phẩm ngoài kia.
Từ lâu Design Thinking là một trong những kỹ năng gói đầu của giới ‘Product’ và ‘Design’ trong việc xây dựng các sản phẩm đến tay người dùng cuối. Ngày càng nhiều Data Analyst tận dụng 6 bước trong Design Thinking để xây dựng sản phẩm Dashboard đáp ứng đúng nhu cầu của stakeholder và được đánh giá cao trong cộng đồng.

Các bước thực hiện

Theo David Kelley và Tim Brown, sự đồng cảm và quan sát giúp chúng ta hiểu được vấn đề. Ý tưởng và bản mẫu giúp chúng ta khám phá các giải pháp. Thử nghiệm và triển khai giúp chúng tôi hiện thực hóa sản phẩm cuối cùng. Trong Design Dashboard:

1. Đồng cảm và quan sát (Empathy & Observe): Thu thập và tìm hiểu nhu cầu thực sự của người sử dụng cần biết thông tin gì từ dữ liệu.

Công đoạn đầu tiên để xác định được hướng đi đúng đắn cho một Dashboard là xác định một vấn đề đúng. Làm thế nào để chúng ta biết rằng Dashboard là một giải pháp phù hợp tiềm năng? PM có đề xuất giải pháp khác không? Tình trạng hiện tại của mọi người là gì đối với các số liệu, có thiếu sót ở đâu?
Giai đoạn này thiên về việc tìm hiểu các vấn đề của khách hàng. Đôi khi yêu cầu thực sự có thể giải quyết bởi một Dashboard có cấu trúc đơn giản, thông tin rõ ràng. Chúng ta thực sự cần một bước lùi lại trước khi xây dựng Dashboard.
Một số câu hỏi gợi ý:
- Vai trò của người dùng trong tổ chức? - Người dùng có thể sử dụng dữ liệu ở cấp độ nào (Junior, Middle, Senior)? - Mô tả cách sử dụng Dashboard của người dùng - Người dùng mong muốn điều gì ở Dashboard? - Người dùng gặp khó khăn gì khi không tiếp cận dữ liệu?
Một số cách làm phổ biến: - Phỏng vấn (Interview): tiến hành đặt nhiều câu hỏi có chiều sâu trực tiếp đến đối tượng người dùng. - Mô phỏng nhân vật (Persona): tự tạo ra nhân vật giả định và vẽ mọi tính cách về nhân vật để thực sự xác định rõ được người dùng. - Bản đồ đồng cảm (Empathy Map): liệt kê các câu hỏi đồng cảm và ghi chép lại giúp làm sáng tỏ vấn đề của người dùng

2. Define POV: Tìm ra lý do cốt lõi khiến người dùng phải sử dụng đến Dashboard, và nếu không có Dashboard, người dùng đang đối mặt với các khó khăn nào?

Tập hợp tất cả thông tin thu thập được và tiến đến cuộc khảo sát chuyên sâu hơn. Đôi khi người dùng sẽ chưa thực sự hiểu được công dụng hay cách sử dụng Dashboard cho vấn đề của họ, hay đâu mới là giải pháp thực sự. Vấn đề chỉ thực sự được nói ra trong những cuộc phỏng vấn sâu, nhiều góc cạnh vấn đề. Luôn nhớ rằng đừng bao giờ yêu thích các phiên bản hay giải pháp Dashboard trước đây mà stakeholder đang sử dụng, tất cả mọi người đều có quyền đưa ra nhận xét, đây sẽ là các góc nhìn quý giá cho vấn đề. Vì vậy, việc thu hút nhiều bên liên quan hơn sẽ mở rộng hiểu biết về các vấn đề và nhu cầu. Lúc này, mục tiêu là thu thập càng nhiều điểm dữ liệu càng tốt và không thu hẹp bất kỳ vấn đề nào. Từ đây tạo ra một bản định nghĩa vấn đề rõ ràng, tập trung vào người dùng và dễ hiểu.
Một số câu hỏi gợi ý (sử dụng How might we…):
- Làm thế nào để giúp [người dùng] [giải quyết được vấn đề] trong khi phải đối mặt với [rào cản cụ thể] - Làm sao để [dashboard này] có thể giúp [người dùng] giải quyết [vấn đề cụ thể]?

3. Ideate: Thử thách tìm ra các giải pháp cho nhiều góc nhìn vấn đề

Khi đã nắm rõ vấn đề và một số phương hướng tiếp cận, đừng bắt tay vào ngay việc xây dựng một Dashboard hoàn chỉnh. Tuân thủ nguyên tắc trong tư duy thiết kế: “không bao giờ yêu thích sản phẩm của mình, sẽ luôn có phiên bản tốt hơn” và bắt tay xây dựng các ý tưởng giải pháp. Lặp lại đến khi lựa chọn đến các ý tưởng tốt nhất bao gồm:
- Data pipeline: cấu trúc dữ liệu cung cấp cho Dashboard - Metric tree: các cấp độ số liệu - Visualization: hình ảnh, màu sắc - Chart: cách trực quan thông tin - Highlight - Story: nêu bật thông tin nhằm truyền tải thông điệp
Hãy thử đưa cho đồng nghiệp, stakeholder đánh giá từng ý tưởng để có cái nhìn khách quan. Đảm bảo quy trình được lặp lại nhiều lần đến khi một số ý tưởng xứng đáng được đưa vào xây dựng thử nghiệm.
Một số cách làm phổ biến:
- Brainstorming: nơi mọi người tự do đưa ra ý tưởng mà không bị phê bình hay đánh giá, nhằm khuyến khích sự sáng tạo và tính đa dạng trong các giải pháp.
- SCAMPER: một kỹ thuật tạo ra ý tưởng mới dựa trên một số câu hỏi khám phá cụ thể.
- Mind Mapping: sử dụng bản đồ tư duy để liên kết nhiều thông tin và ý tưởng.
- Storyboarding: kể câu chuyện dựa trên hình ảnh hoặc mô phỏng.

4. Prototype: Thực thi giải pháp, thử nghiệm và thay thế một phiên bản khác

Đưa ra một số bản thảo đơn sơ nhưng thế hiện được mọi góc cạnh trong Dashboard. Mục tiêu là tạo ra một hoặc nhiều phiên bản có thể trải nghiệm được, cho phép người dùng đánh giá và cung cấp phản hồi. Các phiên bản này sẽ có ưu và nhược điểm khác nhau theo mỗi góc nhìn nhưng phải bám vững mục tiêu vấn đề ban đầu và phương hướng giải pháp đã xác định.
5. Review & Iterate: Hoàn thiện Dashboard cho người dùng.
Quan sát và nhận phản hồi từ người dùng trong môi trường thực tế. Mục tiêu đảm bảo Dashboard thực sự giải quyết được vấn đề của người dùng. Nếu không, hãy xác định rõ nguyên nhân nằm ở bước nào trong quá trình thiết kế? - Empathy: Đây không phải là vấn đề thực sự của người dùng. - Define: Hướng tiếp cận của vấn đề là chưa chính xác. - Ideate: giải pháp này không quá tốt để giải quyết (Ex: metric bị sai, không thể hiện được mối quan tâm của stakeholder đến sản phẩm) - Prototype: Bản thảo không đúng với sản phẩm hoàn thiện, không thấy được điểm thiếu sót của ý tưởng - Implement: Kỹ năng cứng trong xây dựng Dashboard chưa tốt, luồng dữ liệu không được đảm bảo

Case Studies

Challenges and Considerations

Thách thức của Data Analyst trong việc ứng dụng tư duy thiết kế vào thiết kế Dashboard không nằm ở những thử thách mà các người dùng liên quan đang gặp phải mà nằm ở chính quy trình thấu hiểu và đáp ứng con người.
1. Xác định nhu cầu thực sự của người dùng: Là một trong những thách thức lớn nhất mà Data Analyst gặp phải trong quá trình xây dựng một Dashboard thực sự hữu ích. Việc này đòi hỏi nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực người dùng đi kèm với sự thấu hiểu, khả năng thu thập thông và đánh giá nhận xét chính xác góc cạnh vấn đề.
2. Tiêu tốn quá nhiều tài nguyên: Quá trình thử nghiệm và điều chỉnh dashboard nhiều lần đi kèm với khoảng thời gian nghiên cứu nhu cầu và vấn đề lâu dài đòi hỏi không ít nguồn lực của Data Analyst dẫn đến không đạt hiệu suất công việc cũng là một thách thức lớn.
3. Quản lý sự thay đổi: việc thay đổi và điều chỉnh cấu trúc Dashboard nhiều lần khiến cho người dùng (stakeholder) khó nắm bắt cách sử dụng và khó tích hợp vào quy trình hay quá trình giải quyết vấn đề của người dùng. Người dùng đôi khi lại quen với các làm việc cũ và tốn rất nhiều thời gian để đổi sang hệ thống mới.
4. Khả năng sáng tạo: Trong quá trình tìm hiểu tư duy thiết kế sẽ cung cấp nhiều framework (bộ khung lý thuyết) hay và phổ biến trong nhiều trường hợp, song khả năng sáng tạo để áp dụng trong thực tiễn vẫn là một thử thách lớn mà Data Analyst phải rèn luyện.
5. Tư duy thiết kế là một tham vọng: đôi khi toàn bộ quá trình tư duy thấu hiểu sâu sắc về nhu cầu người dùng và thiết kế Dashboard sáng tạo cho một vấn đề của một người dùng trong một dự án lớn là không cần thiết trên bối cảnh tổng thể. Cân nhắc lựa chọn nguồn lực cho những vấn đề có độ ảnh hưởng lớn đến dự án chung.

Conclusion

Về bản chất tư duy thiết kế (Design Thinking) không phải là công cụ dành riêng cho nhà thiết kế. Design Thinking là bộ khung cấu trúc lý tưởng để giải giải quyết các vấn đề phức tạp lấy con người làm trung tâm.
Để bắt đầu áp dụng tư duy thiết kế (Design Thinking) cho Dashboard tiếp theo của bạn, hãy chú ý đến người dùng và thu thập thông tin để hiểu nhu cầu của họ về dữ liệu. Sau đó, xác định vấn đề cốt lõi mà họ gặp phải trong quá trình truy vấn và sử dụng dữ liệu để giải quyết vấn đề hiện tại. Hãy bắt đầu với những ý tưởng và thử nghiệm chúng đến khi tìm ra giải pháp tiềm năng. Kiểm tra Dashboard của bạn với người dùng và quan sát cách họ tương tác; hãy đảm bảo giải pháp đi đúng theo lối tư duy ban đầu của bạn về họ. Cuối cùng lặp lại giải pháp khác tốt hơn cho đến khi trở thành một công cụ mạnh mẽ thực sự của người dùng trong bối cảnh doanh nghiệp thực tế.
Hãy luôn nhớ rằng quá trình tư duy thiết kế không phải là một đường thẳng. Sức mạnh của lỗi tư duy này đến từ sự nhận thức sai lầm (review) và lặp lại (iteration). Bạn sẽ luôn tìm ra một giải pháp tốt hơn trên một nền tảng tư duy ngày càng vững chắc.Bằng cách tập trung vào khám phá, chắt lọc, lên ý tưởng và xác thực, các nhà thiết kế trực quan hóa dữ liệu có thể tiếp cận việc giải quyết vấn đề theo cách có cấu trúc và sản phẩm Dashboard sẽ luôn cung cấp thông tin đúng trọng tâm, giải quyết được nhu cầu người dùng mà không gặp phải sự vướng mắc hay khó khăn trong quá trình sử dụng, người dùng sẽ luôn trải nghiệm cảm giác tương tác với một Dashboard quen thuộc và chính xác.

Ngô Vinh Data
Previous Post
Next Post

post written by:

0 comments: